Thứ bảy, Ngày 27 Tháng 04 Năm 2024|

Việt Yên qua 10 năm bảo tồn và phát huy Nghệ thuật Chèo trên địa bàn huyện Việt Yên giai đoạn 2013-2023

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Giang và cách trung tâm thành phố Bắc Giang 10 km. Diện tích tự nhiên 17.135 ha, gồm 17 xã, thị trấn và có nhiều doanh nghiệp của Trung ương, của tỉnh và của nư­ớc ngoài đóng trên địa bàn. Đây là một trong những huyện trọng điểm phát triển công nghiệp và là huyện đầu tiên của tỉnh Bắc Giang về đích nông thôn mới. Nơi có bề dày lịch sử văn hóa, vùng đất địa linh nhận kiệt, nơi sinh ra danh nhân văn hóa Thân Nhân Trung; Hán Quận công Thân Công Tài, Hán quận công Nguyễn Thế Nho, …nơi đang lưu giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu, nổi tiếng trong nước và Quốc tế. Toàn huyện có trên 300 di tích lịch sử - văn hóa. Trong đó, có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 20 di tích cấp quốc gia và gần 80 di tích cấp tỉnh. Tiêu biểu như di tích cấp quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà – Nơi sở hữu và bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc như Bộ Mộc bản kinh phật là bảo vật quốc gia, Lễ hội chùa Bổ Đà là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vườn tháp chùa Bổ Đà là vướn tháp lớn và đẹp nhất Việt Nam. Bên cạnh đó còn có Cụm di tích Đình, chùa, từ chỉ Thổ Hà, chùa Vân Cốc xã Vân Trung, Đền thờ Hán Quận Công Thân Công Tài, đền thờ Tiến Sĩ Thân Nhân Trung... Ngoài ra, Việt Yên còn có các làng nghề truyền thống, tiêu biểu như: Làng gốm Thổ Hà; rượu làng Vân; mây tre đan Tăng Tiến…

Bên cạnh đó, Việt Yên có các loại hình văn hóa phi vật thể được bảo tồn và phát huy đa dạng phong phú như hát Quan họ, Chèo, Tuồng cổ, Ca trù... Đặc biệt Dân ca Quan họ và Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2009. Đây là niềm vinh dự tự hào vô cùng to lớn đối với cán bộ và Nhân dân trong toàn tỉnh Bắc Giang. Điều đó đã khẳng định được những giá trị đặc sắc truyền thống riêng của Dân ca Quan họ, Ca trù.

Việt Yên còn là huyện trọng điểm công nghiệp, đang xây dựng huyện trở thành thị xã. Người dân khắp nơi đổ về đây làm việc, sinh sống. Chính sự tác động cơ học về dân số, phát triển công nghiệp, đô thị khiến địa phương đối diện nhiều thách thức về quy hoạch và các lĩnh vực KT-XH khác. Trong đó có việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong xu hướng hội nhập, phát triển xã hội hiện đại. Trước thực tế đó, Huyện ủy Việt Yên đã đề ra nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội hiện đại gắn với giữ gìn văn hóa truyền thống. Huyện xác định, di sản văn hóa tạo động lực, nguồn lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch, mang lại lợi ích kinh tế và quảng bá hình ảnh địa phương. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển KT-XH là nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện xuyên suốt.

Nhằm giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá dân, xây dựng ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, trách nhiệm Bảo vệ tổ quốc, Huyện uỷ Việt Yên đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác văn hoá.

Trên cơ sở Nghị quyết của Huyện uỷ, hàng năm, UBND huyện ban hành các kế hoạch chỉ đạo thực hiện, như: Kế hoạch hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; Kế hoạch phát triển du lịch huyện Việt Yên, Kế hoạch Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch huyện Việt Yên. Quan tâm thực hiện việc đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là các thiết chế văn hóa (Nhà Văn hóa, Đình, chùa, …) phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của Nhân dân các địa phương. Từ năm 2013-2023, UBND huyện Việt Yên đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho việc xây dựng, tu bổ các di tích và thiết chế văn hóa. Hằng năm tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về quản lý di sản văn hóa và công tác du lịch. Mở lớp tập huấn kỹ năng hát ca Trù và hát Chèo. (Mỗi lớp có khoảng 30 – 50 người tham gia).

 Chỉ đạo tổ chức rà soát, xét, đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể theo hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tổ chức tham gia Hội thảo, Hội diễn, Liên hoan hát chèo do các cơ quan, đơn vị, ngành dọc cấp trên tổ chức và trong các ngày lễ, kỷ niệm, lễ hội truyền thống của các địa phương.

Chỉ đạo Phòng văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao phối hợp với UBND các xã, thị trấn thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ văn nghệ, câu lạc bộ văn hóa dân gian và Câu lạc bộ hát chèo, …

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá. Hàng năm chỉ đạo Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, UBND các xã, thị trấn treo hàng trăm pano, băng rôn vượt đường, băng rủ và phướn. Chỉ đạo Đài Truyền thanh huyện viết tin bài quảng bá loại hình di sản này trên trang thông tin điện tử của huyện, trên hệ thống loa truyền thanh từ huyện đến cơ sở. Phối hợp với các cơ quan Báo, Đài của tỉnh, Trung ương xây dựng phim tài liệu, phóng sự, bài viết giới thiệu về Câu lạc bộ hát chèo trên địa bàn huyện, đặc biệt Câu lạc bộ Chèo Hoàng Mai.

Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đổi mới, phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền trên các chuyên trang, chuyên mục trên Cổng thông tin điện tử UBND huyện. Kết nối trang thông tin điện tử của huyện với trang thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang. Khai thác hiệu quả các ứng dụng trên trang mạng xã hội như: Youtube, Fanpage, Google Maps, Zalo. Ngoài ra còn tuyên truyền quảng bá tại các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, các ngày Tết cổ truyền, ngày lễ, kỷ niệm lớn của các địa phương, của huyện, tỉnh và đất nước.

Bên cạnh việc tuyên truyền, Để bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể, hằng năm huyện Việt Yên tổ chức cho các câu lạc bộ tham gia liên hoan hát hát chèo, quan họ, ca trù do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Năm 2021, UBND huyện đã ban hành Đề án số 194 về việc Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Phong trào quần chúng tham gia vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy Dân ca Quan họ, Ca trù, Chèo, Tuồng đã thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện tham gia. Đến nay toàn huyện có 1 câu lạc bộ văn hóa dân gian, 5 câu lạc bộ hát Chèo, hát Tuồng. Các câu lạc bộ, các đội văn nghệ đã thu hút hàng trăm nghệ nhân tham gia vào công việc sưu tầm, truyền dạy cho lớp trẻ, đồng thời trực tiếp tham gia vào việc giới thiệu Dân ca Quan họ, Ca trù, Chèo, Tuồng với du khách trong và ngoài nước mỗi khi về thăm quê hương Việt Yên.

Tiêu biểu trong thực hiện việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản giá trị văn hóa truyền thống hát chèo là Tổ dân phố Hoàng Mai (thị trấn Nếnh), đây là đơn vị bảo tồn, phát huy tốt nhất văn hóa truyền thống hát chèo. Hằng tuần, hằng tháng, các CLB hát chèo, tuồng, ca trù trong huyện đều tổ chức tập luyện, giữ nét văn hóa quê hương đã hình thành cả trăm năm.

Trong đó có Câu lạc bộ Chèo Hoàng Mai. Câu lạc bộ Chèo Hoàng Mai trước đây là Đội chèo Hoàng Mai, được thành lập vào tháng 8/1945, trong bối cảnh nước ta vừa giành được chính quyền về tay nhân dân. Sau khi thành lập, đội đã dàn dựng những vở diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước và của địa phương qua từng giai đoạn. Từ những năm 1955 – 1956, đội đã dàn dựng và biểu diễn các vở “Con trâu hai nhà”, “Tấc đất tấc vàng”, “Bình dân học vụ” , “Vào tổ đổi công”. Những năm 1957 – 1960, đội lại dàn dựng thêm các vở “Lưu Bình Dương Lễ”, “Quan Âm Thị Kính”, “Trần Quốc Toản ra quân”. Diễn viên của đội đã đem những vở ấy đi biểu diễn ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, biểu diễn phục vụ lực lượng vũ trang. Qua đó kịp thời động viên phong trào thi đua yêu nước của các chiến sĩ và người dân những nơi đội lưu diễn. Cùng với đó, Đội chèo Hoàng Mai đã tham dự nhiều hội diễn về nghệ thuật chèo và gặt hái được nhiều phần thưởng cao quý.

Tên Câu lạc bộ Chèo Hoàng Mai được thành lập từ ngày 31 tháng 8 năm 2020 theo Quyết định của UBND thị trấn Nếnh với 34 thành viên. Việc thành lập Câu lạc bộ nhằm tập hợp những người yêu thích nghệ thuật chèo, tổ chức các "chiếu chèo" cùng nhau tập luyện, ca hát, biểu diễn phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho các thành viên và nhân địa phương, đồng thời chung tay bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu chèo và bản sắc văn hóa độc đáo của quê hương Hoàng Mai.

 Xuất phát từ bề dày lịch sử ấy, cho đến hôm nay, vùng quê Hoàng Mai có đến 3/5 nghệ nhân nắm giữ loại hình nghệ thuật hát Chèo ở tỉnh Bắc Giang được phong tặng danh hiệu “NNND”, “NNƯT”. Tiêu biểu trong số đó là NNND Đỗ Thị Khoa (nghệ nhân hát Chèo duy nhất của tỉnh Bắc Giang tính đến thời điểm hiện tại được phong tặng danh hiệu NNND). Năm 2023 này, NNND Đỗ Thi Khoa đã 81 tuổi và đã có 73 năm gắn bó với nghệ thuật Chèo. Từ năm lên 8 tuổi, bà Khoa cùng nhiều bạn bè trong làng đã bắt đầu học hát Chèo. Đến nay, NNND Đỗ Thị Khoa được coi là “cây cao bóng cả” trong làng Chèo Hoàng Mai, bà là người hiểu tường tận về câu chuyện vợ chồng cụ Kép Viễn có công đưa nghệ thuật Chèo đến với quê hương mình và bà chính là học trò của hai cụ. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, từ việc tham gia phong trào “tiếng hát át tiếng bom” trong thời kỳ chiến tranh, cho đến khi đất nước hòa bình, bà Khoa vẫn miệt mài gìn giữ và trao truyền từng làn điệu Chèo truyền thống, uốn nắn từng động tác biểu diễn nghệ thuật Chèo cho biết bao thế hệ. Vinh dự và tự hào khi đón nhận danh hiệu NNND ở tuổi 81, bà Khoa vẫn rất tinh anh và đáu đáu nỗi niềm tìm lớp kế cận. Vì lẽ đó mà từ nhiều năm nay, bà Khoa vẫn tự nguyện làm việc ấy, đó là việc truyền lửa đam mê hát Chèo cho thế hệ sau, với mong muốn tiếng hát Chèo luôn âm vang, trường tồn với thời gian.

Để loại hình di sản hánh Chèo được trường tồn và phát huy, trong thời guan tới, huyện Việt Yên tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp.  Nâng cao nhận thức và quan tâm chỉ đạo quyết liệt đối với công tác công tác quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá. Phát huy thế mạnh của Câu lạc bộ hát Chèo Hoàng Mai, Thị trấn Nếnh và các câu lạc bộ, các đội văn nghệ, tăng cường huy động các nguồn lực, vận động xã hội hóa kinh phí để duy trì, phát huy, nhân rộng các câu lạc bộ trên địa bàn nhằm bảo tồn và pháy huy các giá trị di sản của nhân loại, mà còn làm cho các di sản văn hóa phi vật thể trở thành nguồn lực xã hội to lớn, thành sản phẩm Văn hóa du lịch đặc sắc, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quyết tâm đưa huyện việt Yên trở thành thị xã trước năm 2025 theo Nghị quyết số 162 của Tỉnh ủy Bắc Giang.

Nguyễn Thị Kim Cúc – Phòng Văn hóa huyện Việt Yên

 

Một số hình ảnh ra mắt CLB chèo Hoàng Mai và ảnh Nghệ nhân Đỗ Thị Khoa tại lễ vinh danh nghệ nhân ưu tú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Video Video

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 8,587
Tổng số trong ngày: 5,716
Tổng số trong tuần: 67,136
Tổng số trong tháng: 266,590
Tổng số trong năm: 1,142,431
Tổng số truy cập: 8,036,115