Thứ hai, Ngày 20 Tháng 05 Năm 2024|

Tạo việc làm ổn định cho 10 lao động từ nghề làm điếu cày

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Năm 2010, ông Đinh Văn Sơn ở thôn Chùa xã Tăng Tiến bắt đầu tìm tòi, học hỏi và làm ra những chiếc điếu cày đầu tiên.

Các nhân công làm việc tại gia đình ông Đinh Văn Sơn

Trong khuôn viên chừng 100m2, những người thợ đang miệt mài thực hiện các công đoạn như cắt, bào, sơn, vẽ hoa văn. Dưới bàn tay khéo léo của họ, những chiếc điếu cầy xinh xắn dần được hoàn thành. Ông Sơn cho biết: Trước đây, gia đình ông đã từng làm mặt hàng mây tre đan xuất khẩu, nhưng sau do thị trường tiêu thụ khó khăn nên ông đã nghiên cứu và tự học cách làm điếu cày. Khi làm ra những chiếc điếu cày đầu tiên, ông Sơn đem đi chào hàng ở một số tỉnh lân cận. Dần dần, do có tay nghề tốt, cộng với hoa văn, mẫu mã sản phẩm luôn được đổi mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nên ông đã được nhiều thương lái tìm đến đặt hàng.

Ông Đinh Văn Sơn tâm sự: Nguyên liệu chính để làm ra chiếc điếu cầy là cây Trúc. Trúc được ông đặt hàng từ Cao Bằng gửi về. Ban đầu chỉ có hai vợ chồng ông làm điếu, nhưng sau đó do có nhiều đơn đặt hàng nên hai vợ chồng ông đã thuê thêm nhân công làm việc, đến nay nhân công làm việc tại xưởng của ông có 10 người với mức thu nhập ổn định mỗi tháng từ 4,5 – 5 triệu đồng một người. Các lao động ở đây đều là những người đã hết tuổi tuyển dụng vào làm việc tại các công ty, xí nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp đóng trên địa bàn. Mỗi nhân công một ngày làm ra khoảng 100 chiếc điếu. Điếu thành phẩm được gia đình đóng gửi đi cho khách hàng ở các nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và thành phố Hồ Chí Minh. Gia đình ông chủ yếu sản xuất loại điếu bình dân với giá giao chỉ được từ 6000 – 8000 đồng/chiếc. Bên cạnh đó, các sản phẩm điếu cao cấp cũng được  làm ra nhưng chỉ với số lượng nhỏ vì thị trường tiêu thụ ít.

Trong quá trình làm điếu, có rất nhiều ống Trúc bị hỏng, dập, gẫy. Sẵn có kinh nghiệm về làm mặt hàng mây tre đan xuất khẩu nên ông Sơn đã tận dụng số trúc này để làm ra các mặt hàng như miếng lót bàn ăn để giao cho các khách sạn, nhà hàng cao cấp và sản phẩm đón gót giầy bán tại các khu thương mại.

Nhờ có sự linh hoạt, sáng tạo như vậy nên cây Trúc nguyên liệu được gia đình ông tận dụng triệt, do đó mà lợi nhuận thu về cũng cao hơn. Ông Sơn cũng cho biết thêm: Các hoa văn trên điếu của gia đình ông sản xuất đều do ông tự tay thiết kế. Thời gian tới ông hy vọng có thể mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm để tạo cơ hội cho những người lao động ở địa phương đã quá tuổi tuyển dụng vào làm việc trong khu công nghiệp có việc làm ổn định cuộc sống.

Nguyễn Hạnh

 

 

Video Video

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 20,767
Tổng số trong ngày: 2,284
Tổng số trong tuần: 9,087
Tổng số trong tháng: 208,845
Tổng số trong năm: 1,389,311
Tổng số truy cập: 8,282,995