Thứ hai, Ngày 20 Tháng 05 Năm 2024|

Phát triển kinh tế từ nghề làm điếu cày

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Đến thăm xưởng làm điếu cày của anh Thân Văn Việt sinh năm 1976 ở thôn Bẩy xã Tăng Tiến vào một ngày đầu thu. Ấn tượng đầu tiên của tôi là không khí làm việc hối hả của những người thợ làm điếu nơi đây.

Trao đổi với chúng tôi, anh Việt cho biết trước kia anh thường mang những sản phẩm mây tre đan truyền thống của Tăng Tiến sang tận tỉnh Quảng Ninh để bán, thời gian đó, anh quan sát thấy mặt hàng điếu cày được thị trường tiêu thụ rất khá, vận chuyển lại thuận tiện chứ không cồng kềnh như mặt hàng mây tre đan. Vốn là người khéo tay, anh đã mua một số ngọn tre về thử làm điếu cày và anh đã thành công. Ban đầu anh chỉ làm vài chục chiếc để đem theo bán lẻ cùng với mặt hàng mây tre đan. Sau đó, do thấy điếu của anh làm có hình thức đẹp, chất lượng tốt, nên nhiều khách buôn đã tìm đến đặt hàng.

Khi số lượng đơn hàng tăng lên, anh Việt đã bỏ hẳn nghề bán hàng mây tre đan mà ở nhà chuyên làm điếu cày, tuy nhiên, đặc thù của chiếc điếu cần có hai đốt riêng biệt mà còn phải tương đối đồng đều, do vậy việc lựa chọn tre làm điếu rất khó khăn. Sau đó do có người khuyên anh nên dùng cây trúc để làm điếu vì thân cây trúc rất thẳng, các đốt lại đều nhau, nên anh thử và đã thành công.

 

Các công nhân đang thực hiện các khâu làm điếu cày

Năm 2004, do nhu cầu của thị trường, anh Việt đã quy hoạch khu vườn của gia đình thành nhà xưởng và thuê nhân công sản suất điếu cày. Đến nay, xưởng của anh đã tạo việc làm thường xuyên cho 16 công nhân ở địa phương với mức lương 4,5 triệu đồng/người/tháng, ngoài ra còn tạo việc làm cho một số công nhân thời vụ khi có nhiều đơn đạt hàng.

Anh Việt cho biết thêm: Mỗi ngày xưởng của anh làm ra 3000 sản phẩm điếu, lượng điếu cày làm ra đến đâu đều có khách hàng ở khắp nơi đến tận xưởng để mua, những khách hàng ở các tỉnh phía nam thì đưa cả ô tô đến đóng hàng và vận chuyển đi tiêu thụ. Số lượng hàng bán ra, sau khi trừ chi phí cũng đem lại thu nhập cho gia đình anh từ 250 – 300 triệu đồng/năm.

Các công nhân làm việc ở đây cho biết “hàng năm, anh Việt đều may quần áo bảo hộ lao động cho công nhân. Vào mỗi dịp lễ tết anh đều có quà tặng cho gia của họ. Anh Việt cũng thường xuyên giúp đỡ các gia đình nghèo, gia đình chính sách và gia đình có hoàn cảnh khó khăn về vật chất, giúp họ vốn để phát triển kinh tế gia đình”.

Với những thành quả của mình, năm 2015, anh Thân Văn Việt đã được Hội Nông dân huyện Việt Yên khen thưởng trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 – 2015 và mới đây, anh lại được Chủ tịch UBND huyện khen thưởng trong phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 – 2016.

Nguyễn Hạnh

 

 

Video Video

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 20,764
Tổng số trong ngày: 2,240
Tổng số trong tuần: 9,043
Tổng số trong tháng: 208,801
Tổng số trong năm: 1,389,267
Tổng số truy cập: 8,282,951