Thứ hai, Ngày 20 Tháng 05 Năm 2024|

Làm giàu nhờ nuôi cá - Anh Nguyễn Văn Cường - thôn Râm, xã Tự Lạn

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Đến trang trại nuôi cá của anh Nguyễn Văn Cường, sinh năm 1969, thôn Râm, xã Tự Lạn, tôi thực sự ấn tượng với quy mô trang trại và nghị lực làm kinh tế của vợ chồng anh.

Trước khi làm nghề nuôi cá, gia đình anh làm hơn 2 mẫu ruộng, chủ yếu trồng lúa, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thấy diện tích mặt nước ở địa phương mình phù hợp với việc nuôi thả cá, năm 1997, vợ chồng anh chuyển sang lĩnh vực này.

Anh Cường cho cá ăn

Anh Cường đã tìm đến các hộ nuôi thủy sản trước đó ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh như: Tân Yên, Hưng Yên, Hải Dương để học hỏi kinh nghiệm và nghiên cứu thổ nhưỡng của địa phương để lựa chọn hình thức nuôi cho phù hợp. Theo anh, thổ nhưỡng là yếu tố quyết định trong vấn đề thành bại của nghề nuôi cá bởi mỗi loài cá yêu cầu điều kiện về nuôi thả khác nhau.

Ban đầu gia đình anh thầu 2 mẫu diện tích mặt nước để nuôi cá. Các năm sau diện tích nuôi thả tăng dần lên. Để tăng diện tích ao nuôi, vợ chồng anh vừa mua, vừa đổi ruộng. Những diện tích cấy lúa không ăn chắc được chuyển sang nuôi trồng thủy sản.  

Anh tâm sự: Tiền thầu ao chẳng đáng là bao so với tiền đầu tư quy hoạch cải tạo ao nuôi. Chỉ tính riêng tiền đắp bờ, vợ chồng anh đã phải đầu tư hơn 40 triệu. Vì không có nhiều vốn nên diện tích ao nuôi cá được anh cải tạo dần qua từng năm. Giống cá gia đình anh nuôi chủ yếu là các loại cá Trắm, Chép, Mè, Trôi. Để tăng thêm thu nhập anh Cường kết hợp nuôi hơn 1000 con ngan thịt. Tuy nhiên, sự khởi đầu trong nghề nuôi cá kết hợp với nuôi gia cầm của vợ chồng anh không thuận lợi cũng bởi cá có thời điểm giá xuống rất thập. Năm đầu tiên vợ chồng anh nuôi ngan kết hợp nuôi cá cũng là năm dịch cúm gia cầm H5N1 hoành hành ở nước ta, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi gia cầm cả nước, trong đó có gia đình anh. Toàn bộ số ngan anh nuôi buộc phải tiêu hủy.

Không nản chí, năm 2006 vợ chồng anh chuyền sang nuôi lợn kết hợp với nuôi cá, với chi phí đầu tư chuồng trại khoảng 60 triệu, nuôi 80 con lợn lấy thịt. Tiền nuôi lợn từ nguồn vốn vay của ngân hàng. Việc chăn nuôi tiếp tục không thuận lợi khi giá thịt lợn xuống thấp. Không cam chịu thất bại, vợ chồng anh tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi. Trời chẳng phụ người có trí, sau những tháng ngày long đong, lận đận, năm 2007 vợ chồng anh thu lại được toàn bộ số vốn đầu tư và thua lỗ của những năm trước.

Khi đã có kinh nghiệm và vốn, vợ chồng anh tiếp tục mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi. Các phần nguyên liệu dư thừa của các nhà máy chế biến thực phẩm được anh Cường mua về làm thức ăn chăn nuôi lợn và cá. Việc này giảm chi phí đầu tư sản xuất vì giá thành rẻ hơn nhiều so với mua thức ăn công nghiệp chế biến sẵn. Hiện tại, gia đình anh có hơn 40 mẫu diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, chủ yếu để nuôi cá với năng suất bình quân khoảng 70 tấn cá/năm. Khi thu hoạch có nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh đến tận trang trại mua cá tiêu thụ tại các thị trường như Hà Nội và Thái Nguyên.

Từ nuôi cá giúp gia đình anh Cường làm giàu

Để đảm bảo nguồn giống, anh đầu tư 6 ao nuôi cá giống với các loại chép, trôi, mè, chim. Ngoài ra vợ chồng anh còn nhập giống cá rô của Đài Loan về để nhân giống. Đây là nguồn cung cấp cá giống chủ yếu cho diện tích ao nuôi cá của gia đình và cung cấp cho các hộ lân cận nếu có nhu cầu.   

Bình quân mỗi năm trừ chi phí sản xuất, gia đình anh thu về trên dưới 300 triệu. Từ nguồn thu này, anh Cường đã có của ăn của để, mua 2 xe tải phục vụ cho việc kinh doanh sản xuất và 1 xe khách phục vụ nhu cầu du lịch. Trong tương lai vợ chồng anh dự định sẽ tiếp tục cải tạo ao nuôi theo hướng đào sâu thêm để thuận lợi cho việc nuôi thả và tiếp tục mở rộng quy mô trang trại.

Mạnh Uyên

 

 

Video Video

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 21,056
Tổng số trong ngày: 1,305
Tổng số trong tuần: 8,108
Tổng số trong tháng: 207,866
Tổng số trong năm: 1,388,332
Tổng số truy cập: 8,282,016