Thứ ba, Ngày 07 Tháng 05 Năm 2024|

DU LỊCH VĂN HÓA THỊ XÃ VIỆT YÊN ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC ĐOÀN KHÁCH THAM QUAN

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Việt Yên, một Thị xã trẻ đầy tiềm năng đang trên đà phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội; đang là điểm đến tham quan, học tập của nhiều đoàn khách du lịch, cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh.        

Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, nơi có địa thế sơn thủy hữu tình, bốn bề bao bọc bởi sông nước, vị trí giới hạn giữa 2 dòng sông thương nhớ (Sông cầu và sông Thương); có hàng chục km đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn huyết mạch chạy qua. Nằm ở cửa ngõ thủ đô với tuyến du lịch Tây Yên Tử, cách HN 45 km, cách sân bay Nội Bài 45 km. Vị trí đắc địa để du khách dừng chân tham quan, lưu trú, nghỉ dưỡng khi đi Hạ Long, Lạng Sơn hoặc Tây Yên Tử.

Một vùng quê đã thay da đổi thịt nhờ Công nghiệp hóa và đô thị hóa đi kèm các khu Công nghiệp, đóng góp phần quan trọng GDP cho tỉnh BG.

Một vùng đất lịch sử - Địa linh nhân kiệt đã gắn liền với lịch sử dân tộc: Một phòng tuyến sông Cầu, nơi khởi nguồn bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước VN (với bài thơ thần của Lý Thường Kiệt “Sông Núi nước Nam”, trên phòng tuyến sông Như Nguyệt)

Nơi có Đình Đông, di tích lịch sử cấp QG đặc biệt: Đề Thám-  thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa Yên Thế, đã phất cờ khởi nghĩa.

Nơi sinh ra nhà tư tưởng lỗi lạc, Danh nhân Tiến sĩ Thân Nhân Trung với câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia….”

Nơi sinh ra nhà Kinh tế lỗi lạc: Hán Quận Công Thân Công Tài, một viên quan của Vương triều Lê Trung Hưng, nổi tiếng với chiến lược phát triển kinh tế vùng biên ải thời phong kiến của Việt Nam, là một trong hai vị đứng ra lập chợ Kỳ Lừa (tỉnh Lạng Sơn)

Nơi sở hữu, lưu giữ, bảo tồn trên 300 di tích lịch sử văn hóa, trong đó hai di tích lịch sử cấp QG đặc biệt (Đình Đông và chùa Bổ Đà)

Một vùng quê giàu bản sắc văn hóa: Nơi có 19 làng quan họ cổ, 120 làng quan họ thực hành và 60 câu lạc bộ Dân ca quan họ. Đặc biệt là phong trào gìn giữ bảo tồn, lan tỏa (dân ca quan họ) văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Việt Yên đã được được trao kỷ lục thế giới (Việt Yên là nơi có nhiều làng quan họ nhất ở vùng văn hóa Kinh Bắc. Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có 23 làng quan họ, thì Việt Yên có tới 19 làng quan họ cổ (Toàn vùng Kinh Bắc hiện có 68 làng, trong đó: Yên Phong có 16 làng, Từ Sơn có 3 làng, Tiên Du có 11 làng, thành phố BN có 14 làng, Yên Dũng có 2 làng, Hiệp Hòa có 2 làng).

Một địa phương với nhiều làng nghề nổi tiếng (Mây tre đan Tăng Tiến, gốm, bánh đa nem Thổ Hà, rượu Làng Vân, trâu Phúc Lâm..); có hàng chục món ăn đặc sản say lòng du khách: Chè kho, bánh đa, bánh đúc, bánh canh Thổ Hà…

Một địa phương luôn đứng đầu nhiều năm của tỉnh BG về thành tích học tập, đỗ đạt, chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh PCCI.

Có trường Đại học Nông Lâm với đảo Cò (sở hữu hệ sinh thái chim nước, một vườn chim nước được bảo tồn với số lượng chim nước khoảng trên 10 nghìn cá thể với 14 loài), cùng khuôn viên rộng đẹp, đã được công bố là điểm du lịch sinh thái từ tháng 4/2022.

Nơi có ngôi chùa Bổ Đà cổ kính bậc nhất Việt Nam còn nguyên vẹn, có thế tựa sơn (tựa lưng vào dãy núi Phượng Hoàng); nơi làm bối cảnh cho nhiều bộ phim nổi tiếng ngày trước như: Đến hẹn lại lên, Thương nhớ ở ai….

"Bốn bề phong cảnh lạ thay

Bồng lai kia cũng thế này mà thôi".

Chùa Bổ Đà là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang. Là một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc “nội thông ngoại bế” với 16 toà nhà, gần 100 gian liên hoàn, tạo vẻ u tịch, thanh tịnh và huyền thoại, xung quanh là đồi núi xóm làng bao bọc. Toàn bộ chùa chính có diện tích khoảng 51.784m2 được phân ra làm 3 khu rõ rệt: Khu vườn: 31.000m2, khu nội tự chùa 13.000m2 và khu vườn tháp rộng: 7.784m2. Kiến trúc của chùa gần 100 gian liên hoàn được xây dựng  bằng các vật liệu dân gian: Gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối trình tường. Bộ kinh Phật được khắc vào năm 1740, thời  Lê. Các ván kinh được khắc bằng cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ Phạn. Trọng tâm của bộ kinh nói đến nỗi khổ của con người và sự giải thoát, những vòng luân hồi chuyển kiếp của một đời người, giải thích thế nào là sự tu nhân tích đức...  Lễ hội chùa Bổ Đà hàng năm tổ chức từ ngày 16 đến 18/2 âm lịch rất long trọng và đông vui (phần lễ kéo dài từ tết Nguyên đán). Đến hẹn lại lên, vào dịp lễ hội ngoài việc đến lễ Phật cầu mong an lạc, UBND Thị xã VY và Tỉnh BG thường niên tổ chức Liên hoan các làng quan họ, để bảo tồn, lan tỏa nét đẹp của di sản văn hóa phi vật thể.

Những năm tháng chống Pháp, chống Mỹ, Bổ Đà tự hào là nơi căn cứ địa cách mạng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chọn Bổ Đà làm nơi đào tạo đội quân trinh sát, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng Miền Nam. Với chủ chương: “Đạo pháp đồng hành cùng dân tộc, Đạo pháp không nằm ngoài thế gian pháp”, chùa Bổ Đà có các vị Sư Tăng cởi áo Cà Sa tòng quân nhập ngũ noi theo truyền thống phụng đạo yêu nước của ông cha (áo cà sa gửi lại chốn thư phòng), trong đó có 6 nhà sư đã hy sinh vì Tổ Quốc.
         
Chùa Bổ Đà đã được vinh danh các di sản VH:

- Chùa Bổ Đà là di tích Quốc gia đặc biệt

- Lễ hội chùa Bổ Đà là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

- Bộ Mộc bản kinh phật chùa Bổ Đà cổ nhất thế giới và được công nhận là Bảo vật Quốc gia.

- Vườn tháp chùa Bổ Đà đẹp và lớn nhất Việt Nam

- Cây Đa và cây Vối chùa Bổ Đà là cây di sản VN

- Chùa BĐ, đã được công nhận Điểm du lịch văn hóa.

Đoàn tham quan của các cựu nhà giáo Thị xã Việt Yên

Truyền thống cử nghiệp của Việt Yên d­ưới các triều đại Phong kiến đã được nhiều sử sách nhắc tới, bởi mảnh đất này đã đóng góp cho đất n­ước nhân tài trên nhiều lĩnh vực. Trải qua 844 năm khoa cử của các triều đại phong kiến (1075-1919), toàn huyện Việt Yên có 18/66 ngư­ời của tỉnh BG đỗ tiến sĩ (chiếm gần 1/3 của cả tỉnh Bắc Giang).

Riêng làng Yên Ninh có 10 ng­ười đỗ tiến sĩ (gọi là Làng Tiến sĩ), trong đó gia đình Thân Nhân Trung có 4 người đều đỗ tiến sĩ gồm ông, cha, con, cháu và làm quan cùng triều.

Ngư­ời khai khoa đầu tiên của huyện Việt Yên là Thân Nhân Trung (1418-1499), ngư­ời làng Yên Ninh (Phường Nếnh). Thân Nhân Trung sống vào thời Lê, đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1469), là danh sĩ nổi tiếng được vua Lê Thánh Tông đánh giá cao về tài đức và được người đương thời tôn vinh là bậc “Danh nho trùm đời”. Ông làm quan dưới triều Lê Thánh Tông đến chức Phó Nguyên soái Hội Tao Đàn (vua Lê Thánh Tông là Nguyên soái). Ông xứng danh là bậc “Vua sáng, tôi hiền”.

Tại bài Văn bia tiến sĩ đề danh ở Văn miếu Quốc Tử Giám, năm Bảo Đại thứ 3 (1484) có viết: “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn…”.

Câu nói này, ngay sau khi xuất hiện trên tấm văn bia đầu tiên ở Văn miếu Quốc Tử Giám đến nay đã 540 năm vẫn còn nguyên giá trị và được coi như một “định nghĩa” chuẩn mực nhất về kẻ sĩ, trí thức Việt Nam.

Truyền thống ấy tiếp tục được nhân dân Thị xã Việt Yên phát huy. Nhiều nhà thơ, nhà văn là người con của quê hương đã phát huy truyền thống như nhà thơ Hoàng Cầm, nhà thơ Trần Ninh Hồ, nhà văn Đỗ Chu, … Đến nay nhiều người con của quê hương đã đỗ đạt cao trên con đường học tập, công tác và đang ra sức phục vụ đất nước, quê hương.

Nhiều người trở thành anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như anh hùng Nguyễn Văn Ty, Nguyễn Văn Cốc, Chu Văn Mùi, Nguyễn Vũ Tráng… Hàng nghìn người con của quê hương đã hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.

Để tri ân công đức danh nhân TS TNT và lan tỏa, giáo dục truyền thống hiếu học cho các thế hệ mai sau (được phê duyệt của UBND tỉnh BG), năm 2016 Huyện V.Y đã thi công xây dựng hạng mục Đền thờ với Diện tích 2.5 ha. Nhìn tổng thể, Đền có quy mô lớn, bề thế, được sắp xếp bài trí trong một bố cục cân đối, hài hòa (đã được xếp hạng Di tích cấp Tỉnh).

Hằng năm, vào ngày 14 tháng 11 âm lịch, chính quyền, nhân dân địa phương và dòng họ Thân lại long trọng tổ chức mở hội với các nghi thức dâng lễ trang trọng thể hiện lòng ngưỡng vọng, tri ân sâu sắc với tổ tiên, những người có công với dân với nước.

Đến nay, đền thờ TS TNT đã trở thành biểu tượng, nơi giáo dục về truyền thống khoa bảng, tạo sức lan tỏa, khơi dậy truyền thống hiếu học cho các thế hệ mai sau; là điểm đến tham quan của nhiều du khách, cán bộ, HS, SV; là nơi tổ chức Lễ xuất quân của nhiều đội tuyển HSG các cấp; là nơi tổ chức lễ dâng hương, báo công, vinh danh của nhiều trường học, cơ quan trong và ngoài tỉnh.

Đoàn của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, Hội Khuyến học tỉnh Thái Nguyên tham quan Đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung                                                                                                               Nguyễn Thanh Thiết

 

 

 

Video Video

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 11,504
Tổng số trong ngày: 779
Tổng số trong tuần: 24,359
Tổng số trong tháng: 77,147
Tổng số trong năm: 1,257,613
Tổng số truy cập: 8,151,297