Thứ năm, Ngày 02 Tháng 05 Năm 2024|

Chùa Minh Linh - Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Chùa Minh Linh (còn có tên gọi là chùa Hoàng Mai) xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chùa nằm ở phía nam của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang khoảng 10 km. Từ Hà Nội đi đến ga Sen Hồ rẽ phải là tới di tích; hệ thống đường giao thông tới di tích là thuận lợi (khách thăm quan có thể đi bằng tàu hỏa, ô tô, xe máy…). Chùa Minh Linh nay là điểm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, vãn cảnh, thắp hương lễ Phật. Năm 1993, chùa Minh Linh được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 74-VH/QĐ, ngày 02/02/1993.

Nét kiến trúc độc đáo của ngôi chùa

Chùa Minh Linh được xây dựng cuối thời Lê, Khu di tích Chùa Minh Linh có: Tòa tam bảo có 3 gian tiền tế, 3 gian hậu cung, tòa nhà này có 9 pho tượng thờ (3 pho tam thế, 01 pho A nam, 01 pho Ca diếp, 01 pho Thích ca đang nghồi tọa thiền, 01 pho Thích ca tay chỉ thiên tay chỉ địa, 01 pho thánh hiền, 01 pho đức ông và 01 tòa cửu long. Tượng ở chùa đều làm bằng gỗ có niên đại rất sớm).

Nhà thờ ông Đỗ Danh Cần có công lập làng và xây chùa. Tòa nhà có 05 gian tiền tế, 2 gian hậu cung, án thư thời Lê sơn son thiếp vàng, phía trước có mặt hổ phù, cao 75 cm, rộng 1,1 m, dài 1,9 m…

Nhà tổ có 3 gian, lát gạch, tường xây gạch, kiểu chồng giường. Nơi đây thờ Lê Thị Ngọc Khanh – Thiều Dương công chúa con gái thứ 8 của vua Lê Thánh Tông.

Nhà của sư, tiểu và bà thủ hộ có 06 gian, tường xây gạch, lợp ngói mũi hài, nền gạch, gỗ lim; nhà bếp 03 gian. Ngoài ra Chùa còn có vườn tháp có 3 tháp xây gạch, nằm đối diện với cổng.

Khu di tích lịch sử - văn hóa chùa Minh Linh cong có hệ thống những tượng phật uy nghi, đồng thời chùa cũng là nơi đánh dấu những mốc lịch sử của phường Hoàng Mai xưa và Hoàng Mai nay. Chùa còn là nơi thòa phụng, tưởng niệm Thiều Dương công chúa Lê Thị Ngọc Khanh và những người có công với dân với nước. Ngoài ý nghĩa lịch sử, khu di tích này còn có ý nghĩa về mặt kiến trúc nghệ thuật, có tác dụng giáo dục cho mọi thế hệ về truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên, ông cha ta. Cùng với các di tích khác trong toàn xã, di tích này là một trong nhiều những di sản văn hóa vô cùng quý báu còn lại đến ngày nay, góp phần to lớn vào kho tàng di sản văn hóa chung của quê hương đất nước. Đây là hiện vật, tài liệu lịch sử có ý nghĩa cho việc nghiên cứu về giáo dục truyền thống.

Phòng VHTT - Sưu tầm biên soạn

 

 

Video Video

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,155
Tổng số trong ngày: 11,558
Tổng số trong tuần: 67,088
Tổng số trong tháng: 31,846
Tổng số trong năm: 1,212,312
Tổng số truy cập: 8,105,996