Thứ tư, Ngày 01 Tháng 05 Năm 2024|

Đền thờ Tiến sỹ – Nơi ươm mầm học vấn cho thế hệ trẻ

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Đền thờ Tiến sĩ được xây dựng ở đầu thôn Yên Ninh – TT Nếnh, huyện Việt Yên. Đền được xây dựng trên khuôn viên đất rộng và bằng phẳng nhìn ra hướng Tây Bắc với tổng diện tích 1341,5m2.

Đền thờ Tiến sĩ

Đây là nơi tôn thờ mười vị Tiến sĩ làng Yên Ninh gồm: Thân Nhân Trung với câu nói nổi tiếng “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Ông là một danh sĩ Việt Nam đứng địa vị Phó đô Nguyên súy Tao đàn nhị thập bát tú của vua Lê Thánh Tông. Ông làm quan nhà Hậu Lê dưới hai đời vua là Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông, từng giữ các chức Đông các Đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc tử Giám kiêm Thượng Thư Bộ Lễ, trưởng Hàn lâm viện sự, Thượng thư bộ Lại, nhập nội phụ chính; Nguyễn Lễ Kính – kỳ thi khoa Ất Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 12 đời vua Lê Thánh Tông ( 1975), ông đỗ đồng Tiến sỹ xuất thân, giữ chứcQuốc Tử Giám tư nghiệp; Ngô Văn Cảnh, đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu năm 1481, ông được ban tòng thất phẩm, sau đó được bổ vào Hàn lâm viện kiểm thảo; Thân Nhân Vũ – là con trai của Thân Nhân Trung, ông đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu năm 1481, ông ra làm quan triều Lê và được triều đình rất trọng dụng; Thân Cảnh Vân là con của Tiến sĩ Thân Nhân Tín, cháu của Thân Nhân Trung, đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ cấp đệ tam danh Thám hoa vào hạng Tam khôi khoa Đinh Mùi năm 1487, ông làm quan đến chức Thị Lang, so với 10 vị đỗ đại khoa của làng Yên Ninh thì ông đỗ học vị cao hơn cả; Thân Nhân Tín – là con cả của Thân Nhân Trung, đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất niên hiệu Hồng Đức 21 năm 1490; Đỗ Văn Quýnh, đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn, niên hiệu Quang Thiệu thứ 5    ( 1520). Đời vua Lê Chiêu Tông làm quan đến chức Thừa Chánh Xứ, Quốc Tử Giám tư nghiệp; Doãn Đại Hiệu – Đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu năm 1541làm quan tới chức Tổng binh, tước bá; Nguyễn Nghĩa Lập, đỗ đệ nhị đồng Tiến sĩ năm 1533 khoa Quý Sửu niên hiệu Cảnh Lịch 6 đời Mạc Phúc Nguyên, ông từng được đi sứ nhà Minh, làm quan đến chức Thượng Thư Bộ Lại, tước Dũng Xuyên bá và Hoàng Công Phụ, đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), được bổ chức Giám sát Ngự sử, lễ khoa cấp sự trung. Năm Quý Hợi (1623) xảy ra sự biến trong vương phủ, ông có công giúp chua Trịnh Ttáng, được phong Dực Vận công thần, làm quan tới Bộ Binh Tả Thị Lang kiêm Quốc Tử Giám tư nghiệp. 10 Tiến sĩ đều được ghi danh trên bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, họ là những người mở đầu, khai khoa cho truyền thống khoa bảng ở Bắc Giang, khẳng định truyền thống hiếu học của người dân địa phương từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XVII.

Bia ghi danh 10 vị Tiến sĩ

Năm 2009 đền thờ Tiến sĩ được nhà nước phong tặng di tích Đền Danh nhân và được hỗ trợ kinh phí để tôn tạo, đến năm 2013 đền thờ Tiến sĩ mới chính thức được khởi công tôn tạo. Cổng đền mới được xây dựng gồm có một cổng chính, xây hai trụ biểu, đỉnh trụ biểu đắp hai con nghê đang trâu đầu vào nhau như để kiểm soát khách hành hương khi vào lễ đền. Sân đền được lát gạch vuông, phía trước có cây đa tạo sự uy linh, cổ kính cho ngôi đền, bên cạnh có điện thờ Mẫu. Phần mái đền thờ lợp ngói mui, bờ nóc xây gạch phủ áo vữa, chính giữa đắp bức đại tự chữ Hán: “ Đền Tiến Sĩ”, tường hồi xây bình đầu, bít đốc, bờ dải xây gạch phủ áo vữa chạy thẳng dật cấp nối với hai trụ biểu phía trước tạo tường hồi tay ngai. Thân các trụ biểu được đắp các câu đối chữ Hán. Đền thờ Tiến sĩ có bình đồ kiến trúc kiểu chữ đinh gồm tiền tế 3 gian chiều dài: 7,5m, chiều rộng: 6m và hậu cung 1 gian nhỏ dài 3m, rộng 2,8m, phần liên kết vì mái đơn giản vì kèo cánh báng, quá giang gác tường, các cấu kiện kiến trúc không chạm khắc, hậu cung có một gian nhỏ trên đặt bài vị của Mười Tiến sỹ và các đồ thờ tự khác.

Bài vị các Tiến sĩ trong đền 1

Đền thờ Tiến sĩ có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục truyền thống hiếu học, truyền thống khoa bảng của thế hệ cha anh làng Yên Ninh. Là nơi khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần học tập, phát huy sáng tạo như câu nói nổi tiếng “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung từ bao đời nay là kim chỉ nam cho mọi thế hệ.

Hàng năm đều có rất nhiều thế hệ thầy và trò của các nhà trường trong và ngoài huyện đến đền thờ để báo cáo với các Tiến sĩ về thành tích học tập của mình với mong muốn anh linh của các Tiến sỹ sẽ phù hộ cho họ gặt hái được nhiều thành tích mới để cống hiến, xây dựng đất nước ngày thêm cường thịnh.

Nguyễn Hạnh

 

 

Video Video

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 8,843
Tổng số trong ngày: 16,937
Tổng số trong tuần: 52,178
Tổng số trong tháng: 16,936
Tổng số trong năm: 1,197,402
Tổng số truy cập: 8,091,086