Truy cập nội dung luôn
Thứ sáu, 17 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 8,591
Tổng số trong ngày: 4,081
Tổng số trong tuần: 48,897
Tổng số trong tháng: 185,004
Tổng số trong năm: 1,365,470
Tổng số truy cập: 8,259,154

Việt Yên: định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Huyện ủy Việt Yên vừa ban hành Kế hoạch số 89-KH/HU ngày 10/6/2022 về Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 52-KH/TU ngày 19/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với các nội dung chính như sau:

  1. Mục tiêu

1.1. Đến năm 2025: (1) Phối hợp hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản (tỷ lệ 1/50.000) trên địa bàn đạt từ 80% diện tích trở lên; hoàn thành điều tra, đánh giá, xác định cấu trúc địa chất, trữ lượng và khoanh định khu vực có triển vọng về khoáng sản. (2) Phấn đấu đưa 80% trở lên đối với các khu vực khoáng sản đã được quy hoạch đề nghị cấp có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản. (3)Phối hợp đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất cấp phép các điểm mỏ khoáng sản theo quy hoạch trên địa bàn đảm bảo đáp ứng 60-75% nhu cầu nguyên liệu đất sét gạch cho các nhà máy gạch tuynel đã được chấp thuận đầu tư, đang hoạt động sản xuất trên địa bàn; 30-35% nhu cầu cát, sỏi và 75-80% nhu cầu vật liệu đất san lấp, đắp nền cho các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn, khắc phục tình trạng khan hiếm đất đắp, làm tăng chi phí xây dựng công trình. (4) Phối hợp hoàn thành việc thăm dò, nâng cấp trữ lượng đối với các dự án đã được cấp phép trên địa bàn để có đủ tài liệu phục vụ cho việc khai thác; chấm dứt hoạt động đối với các dự án đã cấp phép khai thác nhưng không đầu tư, hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tăng cường sử dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến vào hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn.

1.2. Đến năm 2030: (1) Nâng tỷ lệ bản đồ địa chất khoáng sản (tỷ lệ 1/50.000)     trên địa bàn đạt 85% diện tích trở lên; điều tra tai biến trượt lở, lũ quét tại các khu vực có nguy cơ cao; điều tra, lập bản đồ địa chất môi trường các khu vực chứa khoáng sản độc hại. Hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về địa chất, khoáng sản đồng bộ, tích hợp với cơ sở dữ liệu của tỉnh và quốc gia. (2) Tiếp tục tham mưu cấp phép khai thác các điểm mỏ khoáng sản đảm bảo đáp ứng trên 75% nhu cầu nguyên liệu đất sét gạch cho các nhà máy tuynel đang hoạt động sản xuất; trên 90% nhu cầu nguyên liệu đất san lấp, đắp nền các dự án, công trình xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đến năm 2045. (4) Từng bước chuyển đổi công nghệ sản suất gạch từ sử dụng nguyên liệu đất sét sang đất đồi; phát triển sản xuất loại vật liệu xây dựng không nung dần thay thế các loại vật liệu nung.

1.3. Tầm nhìn đến năm 2045: Hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản (tỷ lệ 1/50.000); hoàn thành công tác điều tra cơ bản đối với các tài nguyên địa chất khác; xây dựng công nghiệp khai thác khoáng sản tiên tiến, hiện đại, gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

2.Nhiệm vụ, giải pháp

2.1.Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn:

  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các khoáng sản như: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Khoáng sản năm 2010; các Nghị định; Thông tư hướng dẫn thi hành; các chủ trương, chính sách mới về khoáng sản đến các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khoáng sản trên các phương tiện thông tin đại chúng đảm bảo đến các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Cung cấp đầy đủ các văn bản pháp luật, các quy định về khoáng sản cho tủ sách pháp luật từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn.
  • Rà soát, ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quản lý, văn bản hướng dẫn, triển khai thi hành pháp luật về khoáng sản, đảm bảo phù hợp với pháp luật về khoáng sản và tình hình thực tế tại địa phương; thường xuyên rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, gắn với phân cấp, phân quyền, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trong công tác quản lý nhà nước và thực hiện các quy trình, thủ tục liên quan.
  • Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường.
  • Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách và bảo vệ môi trường; kiên quết xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động khoáng sản và công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn; xử lý trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn để xảy ra sai phạm trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn phụ trách (nếu có).
  • Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp làm công tác quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản; tăng cường hợp tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương về nghiên cứu địa chất, khoáng sản, quản trị tài nguyên khoáng sản và coogn tác cải tạo, phục hồi môi trường, cảnh quan sau khai thác khoáng sản...

2.2. Đối với công tác điều tra, đánh giá địa chất về khoáng sản:

  • Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt công tác lập bản đồ và điều tra, đánh giá về tài nguyên khoáng sản; làm rõ cấu trúc địa chất, mức độ phân bố khoáng sản và phát hiện, khoanh định các diện tích có triển vọng về khoáng sản.
  • Tập trung xây dựng hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về tài nguyên địa chất, khoáng sản đồng bộ, tích hợp với cơ sở dữ liệu của tỉnh và quốc gia để quản lý tập trung, thống nhất, có đầy đủ thông tin, dữ liệu địa chất phục vụ đa mục tiêu (quốc phòng, an ninh, giao thông, xây dựng…).
  • Thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác khoáng sản đảm bảo công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.

2.3. Khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến khoáng sản nhằm thu hồi tối đa khoáng sản, tăng giá trị của khoáng sản, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.

  2.4. Thực hiện tốt chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; thực hiện việc điều tiết hợp lý các khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật.

Xem Chi tiết Kế hoạch tại đây!

BBT