Truy cập nội dung luôn
Thứ ba, 14 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 7,736
Tổng số trong ngày: 1,014
Tổng số trong tuần: 16,879
Tổng số trong tháng: 152,986
Tổng số trong năm: 1,333,452
Tổng số truy cập: 8,227,136

Việt Yên: Hội vật cầu nước có một không hai ở Yên Viên Vân Hà

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Làng Yên Viên, xã Vân Hà (Việt Yên - Bắc Giang) không chỉ nổi tiếng với nghề nấu rượu và còn được du khách gần xa đến thăm viếng vào dịp diễn ra Hội vật cầu nước (tháng 4 âm lịch hàng năm). Và không biết từ khi nào, Hội vật cầu nước đã trở thành đặc sản văn hóa của Bắc Giang.

Làng Yên Viên, xã Vân Hà (Việt Yên - Bắc Giang) không chỉ nổi tiếng với nghề nấu rượu và còn được du khách gần xa đến thăm viếng vào dịp diễn ra Hội vật cầu nước (tháng 4 âm lịch hàng năm). Và không biết từ khi nào, Hội vật cầu nước đã trở thành đặc sản văn hóa của Bắc Giang.


Làng Yên Viên, xã Vân Hà (Việt Yên - Bắc Giang) không chỉ nổi tiếng với nghề nấu rượu và còn được du khách gần xa đến thăm viếng vào dịp diễn ra Hội vật cầu nước (tháng 4 âm lịch hàng năm). Và không biết từ khi nào, Hội vật cầu nước đã trở thành đặc sản văn hóa của Bắc Giang.
 

Hội vật cầu, hay còn gọi là cướp cầu được Làng tổ chức từ ngày 11, 12, 13-5/2014 tức các ngày 13-14-15/4 âm lịch. Tại Đền Chính làng Yên Viên thờ Đức thánh Tam Giang Trương Hống - Trương Hát. Tục truyền rằng, trước đây, hai anh em Trương Hống, Trương Hát phò Triệu Quang Phục đánh giặc, khi đánh thắng quân Lương trở về đầm Dạ Trạch bị bọn quỷ đen ở đầm quấy phá. Hai bên xung trận, bọn quỷ ra điều kiện, nếu thắng, chúng phải được thưởng lớn; còn nếu thua, chúng sẽ quy phục theo hầu nhà thánh. Cuối cùng bọn quỷ đen thua trận, phải quy phục đức thánh Tam Giang ở đây. Dân làng Yên Viên Vân Hà mở hội vật cầu (còn gọi là hội Khánh Hạ) vào ngày hoá của đức thánh, với ý nghĩa là hội mừng chiến thắng. Bên cạnh đó, vật cầu còn là dịp để người dân cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Trước khi hội mở 2 ngày, các cụ trong Ban khánh tiết của làng ra mở cửa đền để dọn dẹp, lau chùi các đồ thờ phụng, sau đó làm lễ mộc dục. Người ta giã gừng hoà với rượu rồi đựng trong một cái thau mới để “mộc dục thần vị”, tức là tắm rửa cho nhà thánh.

 
 
Việc này do chủ tế và ban đăng cai hội năm đó lo liệu. Tiếp đó, chủ tế làm lễ phong áo, tức là mặc áo vóc đại hồng cho nhà thánh rồi làm lễ an vị và kéo cờ hội. Bên ngoài đền, Ban khánh tiết phân công người tổng vệ sinh trong khu vực hội. Đặc biệt, sân cầu phải được xới xáo cẩn thận, dọn dẹp sạch sẽ.
 
 
Làng cử ra các cô gái trẻ đẹp, nết na, chưa có chồng gánh nước từ sông Cầu đổ vào sân cầu. Đồ gánh phải là đòn gánh cong, quang song và gánh bằng hai chĩnh gốm Thổ Hà xưa. Các cô gái được làng cử ra gánh nước phải mặc trang phục truyền thống của người vùng Kinh Bắc.

Công việc cần chuẩn bị đầu tiên cho hội vật cầu là chọn người trong ban tế. Những người này phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể do làng định như phu phụ song toàn, bản thân có uy tín với dân làng, được mọi người yêu mến, kính nể. Cùng với việc chọn người vào ban tế thì việc cắt các chân phù giá như vác cờ, khiêng kiệu, hương án và tập dượt đều do làng bầu chọn, đặc biệt, họ cần phải có sự tự giác, nhiệt tình. Việc tuyển chọn quân cầu cũng hết sức cẩn trọng. Trước đây, quân cầu do các giáp cử ra. Làng Vân xưa gồm 4 giáp, mỗi giáp được cử 4 người, tổng cộng 16 người. Nay làng được chia thành 5 xóm nhưng số người ở các xóm cũng vẫn giữ nguyên để đảm bảo công bằng, cộng với 4 người dự phòng. Tiêu chuẩn để làm quân cầu là những trai làng chưa vợ, khoẻ mạnh, không có vận áo xám, bệnh tật, không có can phạm, can án. Làng cử ra một ban huấn luyện để dạy cho các quân cầu cách đi đứng, cách để tay, cách ngồi, cách chơi cầu…

Vào những ngày thường, sắc phong của đức thánh làng Vân được bảo lưu ở đền Trung. Đến ngày hội, người ta tổ chức rước sắc về đền Chính, việc phụng sắc và rước sắc do Ban khánh tiết đảm nhiệm. Lễ vật dùng để nghinh sắc có một cơi trầu, một cút rượu. Trưởng ban khánh tiết làm lễ xin phép đức thánh để phụng sắc về đền, tổ chức lễ mừng khánh hạ, làng vào Hội vật cầu. Sau đó, lễ rước được khởi hành từ đền Trung - nơi thờ Trịnh tướng công về đền Chính. Đám rước đến đền Chính sẽ làm lễ an vị và lễ cáo yết. Nội dung lễ cáo yết là cảm ơn công đức của thánh với dân làng và mời thánh về dự hội. Sau lễ cáo yết, xóm đăng cai hội năm đó được nhận cầu từ tay chủ tế. Hội vật cầu được tổ chức theo thể thức: các giáp tham gia phải cân sức.

Tham gia điều khiển Hội vật cầu còn có bộ phận trống lễ và trống trận. Những người này đều đã qua khánh tiết, có độ tuổi từ 50 trở lên, được các cụ trong hội đồng bô lão cử ra. Đến giờ quy định, các quân cầu được đưa ra sân hội, ai cũng cởi trần đóng khố, ngoài khoác áo dài the, xếp thành bốn hàng dọc đứng trước sân, quay mặt vào đền lễ thánh. Lễ xong, quân cầu được lên sân trên, tức là sân đền Chính để uống rượu trận. Họ ngồi xếp bằng trong 4 hàng, hai bên quay mặt vào nhau, cỗ trận để ở giữa, gồm các loại hoa quả và rượu đựng trong 4 mâm, mỗi mâm 4 bát, 4 đĩa. Tất cả đều dùng que tre vót nhọn để ăn. Vừa ăn, họ vừa cười nói vui vẻ.

Sau khi ăn cỗ trận, chiêng trống nổi lên ba hồi 9 tiếng, Hội vật cầu chính thức diễn ra. Trống nổi lên, tất cả quân cầu vào trận. Lúc này, quân cầu đang ở tư thế ngồi vòng tròn trong sân cầu, nhận tiếng trống lệnh liền đứng dậy nâng cầu lên trên đầu, vừa reo hò và tranh nhau quả cầu để đặt vào lỗ của bên đối phương. Ba người làm nhiệm vụ luyện cầu cũng đồng thời là những người cầm trịch. Nếu cầu ở giữa sân thì người đánh trống nhẹ nhàng, khoan thai, nhưng khi cầu được đưa đến gần lỗ của đối phương thì trống giục liên hồi để thúc quân. Cầu gần ra ngoài vạch thì đánh trống cắc, lúc ấy, hai bên không tranh nhau cầu nữa. Luật quy định: dưới đánh lên, trên đánh xuống, đánh trong vòng 2 giờ thì giải lao. Khi nghe tiếng cắc, cắc, cắc…, quân cầu lại bê trống đặt vào vị trí giữa sân để chờ hiệu lệnh của người cầm trịch điều khiển. Do vậy, người điều khiển cuộc chơi phải là những người am hiểu luật lệ, phải thật tinh khôn và khoẻ mạnh.

Kết thúc cuộc chơi, xóm đăng cai rửa sạch cầu rồi làm lễ tạ thánh, lễ vật dùng để tế tạ cũng chỉ có trầu, rượu, hoa quả theo đúng lệ làng đặt ra "sáng tế chiêu, chiều tế tịch". Quân cầu lại xếp thành 4 hàng dọc trước sân cầu để tạ thánh, rồi tất cả ùa ra sông Cầu tắm rửa, kết thúc một ngày trong hội vật cầu. Sang ngày thứ 2, thứ 3, công việc vẫn diễn ra như ngày đầu: 10 giờ sáng tế chiêu ở đền Chính, 13 giờ 30 vào hội vật cầu và 16 giờ thì tế tạ. Vì ở làng Vân, ngày 15 là ngày giỗ Mẫu nên hội vật cầu phải kết thúc vào chiều ngày 14.

 
Cũng như một số lễ hội dân gian truyền thống khác, lễ hội vật cầu nước làng Vân mang đậm những nét tâm linh của cư dân trồng lúa nước với nhiều yếu tố về phồn thực, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn tâm linh. Quả cầu tròn là dương, tượng trưng cho mặt trời, còn lỗ cầu tượng trưng cho âm, âm dương hòa hợp giúp mọi người làm ăn phát đạt, vạn sự bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Hội vật cầu nước đã trở thành đặc sản văn hóa của Bắc Giang, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, trở thành điểm đến của nhiều du khách.

Hoàng Thương