Truy cập nội dung luôn
Thứ ba, 21 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 15,901
Tổng số trong ngày: 8,747
Tổng số trong tuần: 33,276
Tổng số trong tháng: 233,034
Tổng số trong năm: 1,413,500
Tổng số truy cập: 8,307,184
|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Tiến sĩ Vũ Cẩn là danh nhân khoa bảng triều Mạc, người xã Tiên Lát, huyện Yên Việt, xứ Kinh Bắc - nay là thôn Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Tiến sĩ Vũ Cẩn là danh nhân khoa bảng triều Mạc, người xã Tiên Lát, huyện Yên Việt, xứ Kinh Bắc - nay là thôn Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Tiến sĩ Vũ Cẩn sinh năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Quang Thiệu thứ 7 (1522) đời vua Lê Chiêu Tông, một thời kỳ đầy biến động từ hưng thịnh chuyển sang suy yếu của triều Lê Sơ. Mạc Đăng Dung, một võ tướng tài năng nổi bật đương thời nhân lúc triều Lê lục đục, bè đảng tranh giành quyền bính đã từng bước thâu tóm quyền hành. Khi vua Tương Dực bị sát hại, Trịnh Duy Sản và Lê Nghĩa Chiêu đón Lê Chiêu Tông về tôn làm vua. Thời Lê Chiêu Tông giặc giã nổi lên như ong, dân tình khổ sở vì cảnh loạn lạc và tệ cướp bóc. Mạc Đăng Dung cho con gái vào hầu vua thực ra là để dò xét công việc nội chính triều đình. Con trai Mạc Đăng Dung là Mạc Đăng Doanh trông coi điện Kim Quang cũng giúp cha thu thập những thông tin cơ mật của triều đình. Trong tình hình đất nước rối ren, Mạc Đăng Dung luôn tìm kiếm thời cơ xúc tiến mưu đồ thoán đoạt ngôi báu. Lê Chiêu Tông ngầm mưu với Trịnh Tuy tìm cách triệt hạ họ Mạc nhưng mưu kế bại lộ, trước thế lực họ Mạc vua phải bỏ chạy khỏi kinh thành.

Trước tình hình đó, Mạc Đăng Dung đã cùng bè đảng lập Lê Xuân (em của Chiêu Tông) lên làm vua vào ngày 01 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (1522). Chiêu bị giáng xuống làm Đà Dương Vương, rồi bị bè đảng của Đăng Dung bắt rồi giết hại lúc 21 tuổi.

Ngày 15 tháng 6 năm Đinh hợi (1527) Mạc Đăng Dung đem quân từ Cổ Trai vào kinh thành ép vua phải nhường ngôi báu, rồi bắt vua và Hoàng Thái hậu giam ở cung Tây vài tháng sau rồi cưỡng bức tự vẫn.

Năm 1529, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh.

Nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê rồi củng cố vương quyền, bằng cách tích cực mở nhiều khoa thi để kén chọn sĩ tử hiền tài ra phò vua giúp nước. Từ năm 1529 nhà Mạc đều đặn mở ba năm một kỳ thi và đã lấy đỗ được nhiều sĩ tử ưu tú đỗ đại khoa rồi bổ làm quan phụng sự triều chính.

Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ vương triều Mạc thịnh vượng, nhất là việc học hành thi cử được nhà nước phong kiến đặc biệt quan tâm, trên quê hương  ông khi ấy đã có nhiều người đỗ đại khoa nên đã tạo động lực để Vũ Cẩn quyết chí theo đòi nghiệp khoa cử. Năm (1556), khi ở tuổi 34 ông đã thi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân tại khoa thi Bính Tuất, niên hiệu Quang Bảo thứ 3, đời Mạc Phúc Nguyên. Sách Liệt chuyện đăng khoa bị khảo ghi rằng: Sau khi thi đỗ, Vũ Cẩn đổi tên là Vũ Ngụ để tỏ lòng trung thành với triều Mạc.

Năm Canh Thìn, niên hiệu Diên Thành (1580), đời vua Mạc Mậu Hợp Vũ Ngụ được cất cử làm Phó sứ cùng đoàn sứ bộ đi sứ nhà Minh làm nhiệm vụ bang giao tuế cống. Việc đại thành, khi trở về nước được thăng chức Thượng thư bộ Lễ, tước Dũng Quận công rồi về nghỉ hưu tại quê nhà.

Năm 1592 thế lực nhà Lê Trung Hưng lớn mạnh, nhà Mạc suy yếu phải chạy lên cát cứ vùng Cao Bằng để kháng cự, mưu đồ giành lại giang sơn. Khi đó nhiều bề tôi nhà Mạc cải tiết ra làm quan phụng sự nhà Lê, nhưng Vũ Cẩn với tư tưởng trung quân quyết không phục tùng nhà Lê nên đã tuẫn tiết. Cảm phục tấm lòng trung quân của Vũ Cẩn, người đời sau ca tụng ông là bề tôi “tiết nghĩa”.

Trở lại với khoa thi Bính Tuất (1556), cả nước lấy đỗ 11 vị Nho sinh ưu tú đỗ đại khoa, xứ Kinh Bắc có 8 vị, trong đó có hai nhà khoa bảng người quê hương Bắc Giang là Vũ Cẩn và Nguyễn Phượng Sồ.

Triều Mạc từng bị các triều đại phong kiến coi là ngụy triều. Trong thư tịch cổ thường gọi là Nhuận Mạc như triều Hồ vậy. Việc phán xét đánh giá về lập trường tư tưởng chính trị với vương triều Mạc cần được đánh giá khách quan hơn, song trên lĩnh vực văn hoá các triều vua nhà Mạc đã có những đóng góp rất tích cực, nhất là lĩnh vực khoa cử.

Cuộc đời và sự nghiệp của tiến sĩ Vũ Cẩn là tấm gương “trung quân, ái quốc” ngời sáng để nhiều thế hệ soi chung.

Nguyễn Văn Phong