Truy cập nội dung luôn
Thứ tư, 22 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 11,280
Tổng số trong ngày: 2,201
Tổng số trong tuần: 38,201
Tổng số trong tháng: 237,959
Tổng số trong năm: 1,418,425
Tổng số truy cập: 8,312,109

Làng nghề ở Việt Yên

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.

Mây tre đan Tăng Tiến 

 

 

Mây tre đan Tăng Tiến thuộc thôn Phúc Tằng nằm kề bên Quốc lộ 1A, cách Tp Bắc Giang 7km về hướng Tây, tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh. Mảnh đất Việt Yên văn hiến của Bắc Giang, không chỉ có ngôi danh lam cổ tự Bổ Đà là trung tâm phật giáo lớn đất Bắc Giang mà còn là nơi khai sinh ra nghề đan lát truyền thống. Từ bao đời nay, người dân Tăng Tiến vẫn say mê với nghề đan lát. Đến với Tăng Tiến, thấy nhà nhà, ai ai cũng làm nghề, ai ai cũng tay mành, tay nan lướt nhanh tạo ra những chiếc rá, chiếc rổ, chiếc mành... mới thấy hết được nghệ thuật đan lát, bàn tay khéo léo của người dân nơi đây.

Đã từ lâu làng quê yên bình là điểm đến của nhiều thương lái cùng những du khách nước ngoài có sự quan tâm, yêu thích cây tre, cây mây cùng những sản phẩm làm ra từ mây tre, hình ảnh biểu trưng của người Việt. Chính vì thế mà sản phẩm mây tre đan nơi đây không ngừng vươn xa ra khắp các Châu như Á, Âu, Mỹ và châu Phi. Không chỉ có nghề truyền thống lâu đời, mặt hàng đẹp mà mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm ngày càng đa dạng đã chắp cánh cho mây tre đến được tay những người yêu thích sản phẩm mây tre.
 
Một nghệ nhân tiêu biểu của làng là anh Tỉnh, anh đặc biệt say mê với nghề đan mây tre của Phúc Tằng và không ngừng học hỏi thêm, đưa ra ngày càng nhiều những sản phẩm đa dạng. Anh lưu giữ những bí quyết mà không ai có được, gia truyền qua từng thế hệ là nhuộm mành, nan tre để tạo ra nhiều màu đồng thời bảo quản cho nan không bị mối mọt, giữ sản phẩm được lâu hơn, bền đẹp cùng thời gian. Anh thành lập Hợp tác xã sản xuất mây tre cùng những sản phẩm mây tre như: mành trải bàn ăn, đệm, gối, túi sách, mành tre cửa... xuất khẩu ra nước ngoài mành tăm cùng các sản phẩm từ mành tăm. Sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng vì ngoài nan, anh làm thêm mành tăm, sản phẩm từ mành tăm xuất khẩu. Để làm nên một sản phẩm đối với người thợ đó là một nghệ thuật, sản phẩm mây tre Tăng Tiến càng đòi hỏi nhiều công phu, tỉ mỉ, qua nhiều công đoạn của người thợ mới tạo nên được. Những cây tre đem về phải mang cắt thành những đoạn nhỏ rồi đến tay người thợ. Họ mang chẻ ra thành những chiếc nan nhỏ như những chiếc tăm nhưng có độ dài 30 đến 40 cm, đặc biệt khó khi họ chẻ thủ công bằng tay. Thế nhưng, họ chẻ rất nhanh, điêu luyện và những chiếc tăm đều tăm tắp.
 
Sau đó, từng bó tăm được đem phơi khô. Một khâu đặc biệt quan trọng là nhuộm tăm, chỉ có anh Tỉnh, nghệ nhân duy nhất nhuộm được với những bí quyết gia truyền, "không ai có thể làm thay" để tạo màu, độ bền cho mành tăm, chống mối mọt, đặc trưng của Tăng Tiến. Để tạo ra những sản phẩm bền đẹp, người thợ đem dệt từng chiếc tăm nhỏ thành mành, với những màu chỉ khác nhau kết hợp với màu của tăm mà tạo nên những sản phẩm đa màu sắc, mẫu mã, vừa đẹp mà vừa bền.
 
Một làng nghề nổi tiếng, có lịch sử lâu đời nay hương nghề đã bay xa, sản phẩm có mặt gần như khắp thế giới, tương lai sẽ thu hút được nhiều du khách yêu mến và muốn khám phá đến với đất Bắc Giang.
 
Bánh đa nem Thổ Hà
 
 
Đã từ lâu, bánh đa nem làng Thổ Hà được coi như một di sản văn hoá ẩm thực của một miền quê thanh lịch. Người làng kể rằng : ngày xưa vào những năm sau giải phóng miền Nam, sản phẩm gốm của Thổ Hà một thời nổi tiếng, có mặt ở nhiều vùng đã qua thời vàng son cũng vì thế cái đói, cái nghèo cứ bám theo người dân nơi đây. Đất đai trồng lúa, trồng khoai thì ít, nhiều người bỏ làng, bỏ quê đi tìm kế sinh nhai. Qua thời gian bươn trải khắp chốn, cùng quê họ đem về làng đủ thứ nghề : làm mì gạo, làm bánh kẹo, nấu rượu, buôn bán nhỏ, thế nhưng không hiểu sao cái nghề làm bánh đa nem lại có duyên với làng, với con người nơi đây đến thế. Mới thì bánh làm ra chỉ cung ứng trong làng, trong xã, rồi tiếng đồn vang xa, nhiều người biết đến sản phẩm này của Thổ Hà. Hàng ngày lái buôn về làng cất hàng đi bán từ Bắc Ninh, Hà Nội, Lạng Sơn,…  
Từ khi nghề gốm không còn thịnh thay vào đó là nghề làm bánh đa nem, cái nghề không những nuôi sống con người nơi đây mà bằng chính nội lực và chất lượng sản phẩm này đã đưa cuộc sống của bà con trong làng lên tầng cao mới, một cuộc sống xán lạn hơn xưa. Thị trường hiện nay có rất nhiều lại bánh nem của nhiều làng, nhiều nơi, song chẳng có loại nào sánh được với bánh nem làng Thổ Hà bởi vị thơm ngon, trắng ngần đã đi vào nỗi nhớ của khách thập phương
 
Rượu Làng Vân
 
 
Một trong những làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Giang đang ngày càng phát triển, phải kể đến làng nghề nấu Rượu làng Vân. Thời Bảo Đại, rựơu làng Vân được cung tiến vào tận Cung Đình Huế để văn võ bá quan mở tiệc chiêu đãi các quan Tây. Sau này nhiều tên quan Pháp mê rượu làng Vân hơn cả rượu Sâm panh của Pháp.

"Vân hương mỹ tửu lừng biển Bắc

Chiến công như nguyệt rạng trời Nam".

 Rượu làng Vân nấu toàn một thứ gạo nếp thơm ngon trồng trên cánh đồng làng Vân Xá, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Rượu ngon còn phải nhờ vào men tốt, thứ men gia truyền toàn bằng các vị thuốc Bắc quý hiếm. Người chế men giỏi giang, lại thêm người nấu rượi tài tình, cả hai nghề cha truyền con nối đó cứ thế khuôn chặt trong một cái làng nhỏ bé - làng Vân - hàng chục thế kỷ qua, ít nơi sánh kịp. cho nên ca ngợi làng Vân chính là ca ngợi về nghệ thuật nấu rượu thủ công đã ngàn đời của người dân làng Vân. Rượu làng Vân với nhãn hiệu ''ông tiên'' đầu râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào, tay cầm gậy trúc, lưng đeo bầu rượu, lơ lửng đi giữa tầng mây đã từng nổi tiếng trên mọi miền đất nước và cả ở một số nước ngoài. Ngày lễ tết thời xưa người ta cố gắng tìm mua bằng được mấy chai rượu làng Vân thứ thiệt để đi biếu hoặc thờ cúng tổ tiên, ngày nay nhiều du khách vẫn không quên hương vị của loại rượu này, nên khi có dịp tới Bắc Giang vẫn mong muốn mua được một vài chai về làm quà. Để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và khách du lịch, năm 2003 tỉnh đã quy hoạch và xây dựng khu tiểu thủ công nghiệp - Làng nghề Việt Yên để đưa sản xuất thành một quy trình khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường làng nghề.