Truy cập nội dung luôn
Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 12,353
Tổng số trong ngày: 15,116
Tổng số trong tuần: 21,919
Tổng số trong tháng: 221,677
Tổng số trong năm: 1,402,143
Tổng số truy cập: 8,295,827

Gương sáng Đỗ Thị Phương - Người phụ nữ với công việc thu gom rác thải

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Hiện nay ở nhiều nơi, trên các trục đường chính, tại các khu vực trung tâm xã, trường học, khu công nghiệp và chợ…, tình trạng rác thải sinh hoạt vứt xả tràn lan, không được thu gom kịp thời khá phổ biến. Công tác quy hoạch, thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh nói chung và tại các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, nơi dân cư thưa thớt nói riêng còn nhiều bất cập, vì chưa đủ nhân lực, kinh phí để triển khai thực hiện đồng bộ, cũng như ý thức của người dân về vấn đề này chưa cao. Song ở Việt Yên có một phụ nữ ở thôn Trại Dược, Nghĩa Trung đã gần chục năm nay đã tự nguyện làm công tác thu gom rác thải, góp phần làm trong sạch môi trường nông thôn và chống ô nhiễm môi trường cho hơn 300 cháu học sinh Trường Mầm non Nghĩa Trung số 2. Đó là chị Đỗ Thị Phương, năm nay đã ở tuổi 50.

Hiện nay ở nhiều nơi, trên các trục đường chính, tại các khu vực trung tâm xã, trường học, khu công nghiệp và chợ…, tình trạng rác thải sinh hoạt vứt xả tràn lan, không được thu gom kịp thời khá phổ biến. Công tác quy hoạch, thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh nói chung và tại các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, nơi dân cư thưa thớt nói riêng còn nhiều bất cập, vì chưa đủ nhân lực, kinh phí để triển khai thực hiện đồng bộ, cũng như ý thức của người dân về vấn đề này chưa cao. Song ở Việt Yên có một phụ nữ ở thôn Trại Dược, Nghĩa Trung đã gần chục năm nay đã tự nguyện làm công tác thu gom rác thải, góp phần làm trong sạch môi trường nông thôn và chống ô nhiễm môi trường cho hơn 300 cháu học sinh Trường Mầm non Nghĩa Trung số 2. Đó là chị Đỗ Thị Phương, năm nay đã ở tuổi 50. 

 

Giản dị, nhanh nhẹn là ấn tượng ban đầu khi chúng tôi tiếp xúc với chị Đỗ Thị Phương, tổ trưởng tổ vệ sinh môi trường thôn Trại Dược, xã Nghĩa trung, huyện Việt Yên. Là người xuất thân từ nông thôn, chị Phương đã gắn bó với công tác VSMT đã gần10 năm. Trong từng ngõ xóm và mỗi đoạn kênh mương nơi đây, đều in dấu bước chân của chị. Chị đã tham gia làm công việc mà bấy lâu nay, việc thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn vẫn được thực hiện theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, chỗ nào có đất trống là người dân mang đến đổ, phổ biến nhất là tình trạng xả rác thải bên bờ kênh, ven ruộng, ao hồ, thậm chí đổ ra ven đường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và mất mỹ quan thôn, xóm.

Năm 2004, là hội viên chi hội phụ nữ thôn Trại Dược, chị đã là người đầu tiên tự nguyện làm công việc thu gom rác thải ở thôn và dọc tuyến kênh mương tưới chạy qua địa bàn và Trường Mầm non Nghĩa Trung số 2. Lúc đầu với công việc của mình, chị gặp không ít khó khăn về phương tiện thu gom, xử lý rác thải và lời nói khen chê của mọi người, đặc biệt là gia đình với công việc chị làm. Song chính những khó khăn trong quá trình thực hiện công việc, đã biến chị người con gái nông thôn ở Trại Dược trở nên nổi tiếng bởi nhiều sáng kiến trong công tác thu gom rác thải. Chị nhớ lại và kể: “ Khó khăn chị không ngại, nhưng thấy công sức bỏ ra nhiều mà chưa khắc phục được ô nhiễn môi trường nên rất băn khoăn…”. Ấy là chị nói đến công việc mỗi khi lượng rác thải theo dòng mương tưới trôi về, chị phải dùng dụng cụ thô sơ để xử lý một số rác thải dưới nước, sau đó vớt lên bờ phơi chờ khô để đốt. Do khối lượng nhiều, thu gom không kịp, rác thải dồn về làm kín lòng mương. Trong đầu chị đã  nung nấu ý định tìm ra cách gì đó để khắc phục tình trạng này.

“Cái khó” đã “ló cái khôn”. Khi kênh mương dẫn nước về kèm theo rác thải tổng hợp, Chị Phương đã dùng phương pháp ngăn chắn ngăn rác thải trong lòng mương ra nhiều cung đoạn; phân loại và xử lý thô chủng loại rác thải dưới nước, sau vớt lên chờ khô và đốt. Những loại rác thải không thể xử lý tại chỗ và rác thải trong thôn, Chị phương chuyển đến vị trí tập trung để xã đưa xe về chở đến nơi quy định. Cứ như vậy sau 4 năm liên tục, mặc dù không có phụ cấp, chị vẫn như “con ong chăm chỉ” với công việc thu gom rác thải. Được sự thông cảm, chia sẻ và tôn trọng của mọi người ở địa phương, nhất là gia đình, chị ngày càng đam mê với công việc và tự tin tìm tòi cách thức thực hiện công việc của mình có kết quả hơn. 

Từ năm 2007 đến nay, do khối lượng công việc nhiều, chị đã vận động thêm một số chị em phụ nữ trong chi hội cùng tham gia và thành lập tổ VSMT. Do có bề dày thời gian và kinh nghiệm trong công việc, nên ở vị trí tổ trưởng, chị đã thấu hiểu được những khó khăn, vất vả của các thành viên. Vì thế, chị đã động viên được chị em nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Với đặc thù công việc, ở thời điểm mọi người nghỉ ngơi, cùng sum vầy bên gia đình, thì cũng là lúc những người trong tổ VSMT lại bắt tay vào công việc. Có lẽ đối với những người làm công tác VSMT như chị Phương và chị em trong tổ, thì niềm tự hào lớn nhất là khi đã đem lại không khí trong lành cho bà con trong khu vực và hơn 300 học sinh Trường Mầm non Nghĩa Trung số 2 mỗi tháng thu gom 5-7 m3 rác thải.

Chị Phương cho biết: “ Năm 2004, Công ty Thủy nông Sông Cầu xây dựng con mương tưới dài gần 5 km, chạy dài từ Điếm Tổng Tân Yên đến Yên Sơn Nghĩa Trung. Con mương tưới này phục vụ cho các thôn Nghĩa Xuân, Nghĩa Hạ, Ổi 1, Ổi 2, Trại Dược, Trại Đồng và Yên Sơn Nghĩa Trung. Mỗi khi con mương dẫn nước tưới về thì kéo theo một lượng rác thải tổng hợp như: rác thải sinh hoạt, rác thải của bệnh viện, rác thải là gia súc gia cầm chết… làm ô nhiễm môi trường cho nhân dân khu vực, đặc biệt là Trường Mầm non Nghĩa Trung số 2. Trước tình hình này, chị đã tự nguyện thu gom rác thải để giảm ô nhiễm môi trường. Do một mình làm không hết việc, năm 2007 xã chỉ đạo thành lập tổ vệ sinh môi trường cho thôn, Chị đã vận động được 5 chị cùng tham gia. Sau khi tổ VSMT hoạt động, không được sự quan tâm của cấp trên, các chị xa kênh 7 xin nghỉ, đến nay chỉ còn 3 chị thường xuyên hoạt động.  Công việc làm hàng ngày của các chị là thu gom rác thải, phân loại xử lý bằng cách đốt. Các chị chỉ xử lý được rác thải thô sơ, còn các loại khác để chờ xã cho xe về chở đi. Các chị đề nghị các cơ quan của tỉnh, huyện, xã thường xuyên quan tâm cho xe về chở rác thải, nếu không lại để ô nhiễm môi trường cho nhân dân, nhất là các cháu Trường Mầm non Nghĩa Trung số 2; Giúp các chị thêm phương tiện thu gom rác thải và vật dụng bảo hiểm cá nhân để phòng tránh các bệnh lây nhiễm do quá trình làm việc gây ra, hỗ trợ thêm phụ cấp và kinh phí để tổ vệ sinh môi trường hoạt động”.

Trưởng thôn Trại Dược Đỗ Viết Tư cho biết: “Không phải tự nhiên người dân Nghĩa Trung đặt cho chị Phương cái tên trìu mến “Con ong chăm chỉ”, mà bởi vì gần 10 năm, chị đã chứng minh được qua thực tế kết quả công việc mình làm. Đó là lòng nhiệt tình, hăng say, chịu khó, với thái độ làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao…”

Tấm gương của chị Phương đã có sức lan tỏa ở địa phương. Chị không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ VSMT, mà còn đảm việc nhà. Chị đã vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt công việc đang làm, góp phần để môi trường của nhân dân trong khu vực và Trường Mầm non Nghĩa Trung số 2 ngày càng thêm xanh, sạch và đẹp hơn. Chị Đỗ Thị Phương đã được các cấp, các ngành tặng nhiều phần thưởng, trong đó có Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Việt Yên.                                          

Hoàng Thương