Truy cập nội dung luôn
Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 20,902
Tổng số trong ngày: 2,006
Tổng số trong tuần: 8,809
Tổng số trong tháng: 208,567
Tổng số trong năm: 1,389,033
Tổng số truy cập: 8,282,717
|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Là cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Hán Tạng, người Sán Dìu ở Bắc Giang chính là một bộ phận dân cư từ Dương Châu, Quý Châu, Quảng Tây...(Trung Quốc), do nhiều lí do mà đồng bào đã di cư vào Việt Nam theo đường Quảng Ninh. Từ Quảng Ninh, người Sán Dìu đến sống định cư tại các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế của tỉnh Bắc Giang.
Hình ảnh người dân tộc Sán Dìu.

Người Sán Dìu có nhiều tên gọi khác nhau như: Sán Dìu, Sán Déo, Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc...Tháng 3-1960, Tổng cục Thống kê Trung ương đã đưa vào danh mục thống kê tên gọi Sán Dìu và từ đó đến nay, Sán Dìu đã trở thành tên gọi chính thức và phổ biến của tộc người này.

Theo số liệu thống kê năm 2019, người Sán Dìu đang sinh sống tại Bắc Giang với dân số 33.846 người, tập trung tại các huyện Lục Ngạn 26.236 người, huyện Lục Nam 4.237 người, Lạng Giang 1.584 người, Yên Thế 721 người.

Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên, cấp sắc Đại Phan ….hàng năm bà con tảo mộ ngày 3/3 Tết thanh minh, ngày 5/5 cúng tổ tiên, dằm tháng bảy lễ cơm mới…các món ăn truyền thống như: xôi đỏ, bánh rợm, bánh chưng, bánh đỗ xanh, bánh đường…

Nhứng năm trước đây, trồng trọt là hoạt động kinh tế chính của người Sán Dìu, trong đó lúa là cây lương thực đóng vai trò chủ đạo. Ngoài ra có ngô, khoai sắn...Cùng với trồng trọt, người Sán Dìu ở Bắc Giang rất chú trọng đến chăn nuôi nhất là chăn nuôi đại gia súc và chăn nuôi gia cầm. Nuôi ong là 1 nghề đã có từ lâu đời, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người Sán Dìu. Người Sán Dìu đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay, đã có nhiều hộ phát triển kinh tế, đa dạng các loại hình như: trồng cây ăn quả (vải thiều, nhãn, cam, bưởi, táo, ổi…), buôn bán, dịch vụ…

Phụ nữ Sán Dìu thường mặc váy và chiếc váy của người Sán Dìu là một trong những nét độc đáo mang tính riêng biệt của dân tộc. Váy màu nâu đỏ, không khâu, gồm 2 hoặc 4 mảnh đính trên 1 cạp, có dải yếm, xà tích. Phụ nữ Sán Dìu thường quấn xà cạp bằng vải màu trắng hoặc màu nâu. Đồng bào hay đi dép quai ngang và guốc gộc. Phụ nữ có sung màu trắng đeo trên vai được làm từ dây dù, cước được bện bằng đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Sán Dìu, thời gian hoàn thành xong khoảng 1-2 tháng. Ngày nay phụ nữ Sán Dìu cũng mặc quần, áo sơ mi và đi dép nhựa, giày da, giày vải như người Kinh. Trang sức của người Sán Dìu có vòng tay, vòng cổ, khuyên tai bạc, dao.

Trước đây trong các dịp lễ Tết, hội hè hoặc đi chơi xa, đàn ông thường mặc hai áo, áo trong màu trắng, áo ngoài màu đen. Đó là loại áo 5 thân, cổ áo cài khuy bên phải, áo dài quá gối, ống tay hẹp. Ngày nay trong dân tộc Sán Dìu, nam giới mặc quần áo giống hệt người Kinh với các kiểu quần Âu, áo sơ mi nâu sòng, hồng đỏ, đi giày da, dép nhựa...

Câu lạc bộ hát Soọng cô xã Vô Tranh, huyện Lục Nam.

Soọng cô là loại hình dân ca truyền thống có từ rất lâu đời của dân tộc Sán Dìu. Theo tiếng Sán Dìu Soọng cô nghĩa là ca hát, đối đáp, đặt lời theo thể thất ngôn tứ tuyệt, được ghi chép bằng chữ Hán cổ và lưu truyền trong dân gian bằng hình thức truyền khẩu. Người Sán Dìu hát Soọng cô vào lúc nông nhàn, giao lưu nam nữ giữa các làng. Lời hát các bài Soọng cô gắn với hoạt động hàng ngày như  hát khi có khách đến nhà, hát chúc xóm làng, hát làm quen, hát giao duyên, hát tiễn…. Lời ca và giai điệu của Soọng cô ca ngợi cảnh sắc quê hương, đất nước, Bác Hồ, qua câu hát truyền tải tâm tư tình cảm và mong ước cuộc sống no đủ cho con người. 

Nhà ở truyền thống của người Sán Dìu là nhà đất trình tường, đất cho vào khuôn giã bằng 8 khuôn chồng lên cao 3,2m, tùy điều kiện nhà thường 3 gian, 4 gian, 5 gian. Ngày nay, người Sán Dìu đã làm nhà hiện đại và cầu kỳ hơn.

Diệu Hoa - Thu Trang