Truy cập nội dung luôn
Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 20,315
Tổng số trong ngày: 1,874
Tổng số trong tuần: 8,677
Tổng số trong tháng: 208,435
Tổng số trong năm: 1,388,901
Tổng số truy cập: 8,282,585
|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Tại Bắc Giang người Sán Chay (chia làm 02 nhóm Cao Lan, Sán Chí). Tiếng Cao Lan thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái (ngữ hệ Thái-Kađai) còn tiếng Sán Chỉ thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán Tạng).
Dân tộc Sán Chay ở huyện Sơn Động.

Người Sán Chay từ Trung Quốc đến Việt Nam vào quãng cuối đời Minh, đầu đời Thanh, cách ngày nay 300-500 năm, do không chịu được sự chèn ép của người Hán, nên một bộ phận dân tộc Sán Chay đã tìm đường di dời xuống phía Nam. Người Sán Chay vào Việt Nam theo hai đường: một bộ phận đi theo ngả Lạng Sơn vào cư trú ở các huyện Lục Bình, Văn Lãng (Lạng Sơn) và huyện Lục Ngạn, Lục Nam (Bắc Giang), một bộ phận khác đi theo đường biển vào cư trú ở tỉnh Quảng Ninh.

Theo số liệu thống kê năm 2019, người Sán Chay có 30.283 người tập trung ở các huyện (Lục Ngạn 13.855 người, Sơn Động 9.949 người, Lục Nam 3.522 người, Yên Thế 2.367 người và rải rác ở một số huyện khác).

Trong nhà người Sán Chay có rất nhiều bàn thờ. Ngoài thờ cúng tổ tiên, họ còn thờ trời đất, thổ công, bà mụ, thần nông, thần chăn nuôi... Bàn thờ của người Sán Chay khá đơn sơ, nhiều khi chỉ là một ống tre để cắm hương. Nhưng hằng năm, đến trước tết Nguyên đán, các bàn thờ được quét dọn và dán lên một mảnh giấy đỏ.

Nhà ở truyền thống của người Sán Chay thường là nhà sàn và nhà nửa sàn nửa đất (loại nhà này hiện còn rất ít). Tuy nhiên ở một số huyện như Lục Ngạn, Sơn Động người Sán Chay vẫn giữ được khung nhà truyền thống bằng gỗ, lợp mái ngói, tường gạch.

Người Sán Chay vẫn lưu giữ nghề dệt vải.

Ở Bắc Giang, trang phục của nữ dân tộc Sán Chay gồm: áo dài, quần, yếm, dây lưng, khăn đội đầu và đồ trang sức. Nhìn chung trang phục phụ nữ có màu sắc trầm mà đằm thắm của sắc chàm, ít hoa văn thêu thùa, ở nẹp áo điểm xuyết hoa văn thể hiện vẻ đẹp kín đáo, nhã nhặn. Áo thường dài ngang bắp chân, xẻ vạt hai tà, cổ tròn, vạt trái vắt qua vạt phải cài khuy từ vai cho đến sát hông. Khăn đội đầu được chít theo lối mỏ quạ như của người Kinh. Trang phục truyền thống của nam giới Sán Chay tương đối đơn giản. Áo đàn ông là loại áo dài tay, nối vai, xẻ vạt giữa, có hàng cúc tết bằng vải chạy từ cổ xuống vạt áo. Quần phổ biến là loại quần chân què, khi mặc được cố định bằng một chiếc thắt lưng. Trang phục phụ nữ người Cao Lan là pù dằn dinh, áo có màu chàm thậm. Dưới gấu áo đáp liền nhau những miếng vải trắng, hình vuông kết hợp thêu. Áo không cúc, khi mặc đồng bào thắt thắt lưng bên ngoài. Trang phục nam giới có nhiều nét giống trang phục nam hai dân tộc Tày, Nùng. Áo nam màu chàm, quần gần giống quần bà ba của người Kinh.

Nghệ thuật nổi bật của người Cao Lan là làn điệu dân ca trữ tình - sình ca, lối hát giao duyên nam nữ gồm 2 loại: hát ở bản về ban đêm và hát trên đường đi hoặc ở chợ; múa tắc xình có ý nghĩa cầu thời tiết thuận lợi, muôn loài sinh sôi, ngô lúa được mùa, bản làng bình yên, hạnh phúc. Các điệu múa của người Sán Chay cũng rất phong phú: múa trống, múa xúc tép, múa chim, múa đâm cá, múa thắp đèn… Nhạc cụ gồm: thanh la, não bạt, trống, chuông, kèn… Độc đáo nhất là trống tang bằng sành và khèn ống nứa.

Người Sán Chay ở xã Lục Sơn, huyện Lục Nam.

Người Sán Chay ở Bắc Giang chủ yếu trồng lúa nước, vải thiều, cam, bưởi, nhãn mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống bà con nhân dân. Hiện nay vẫn phát triển một số nghề thủ công như: dệt vải, thêu, đan lát, lò rèn…

Diệu Hoa - Thu Trang