Truy cập nội dung luôn
Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 22,982
Tổng số trong ngày: 559
Tổng số trong tuần: 7,362
Tổng số trong tháng: 207,120
Tổng số trong năm: 1,387,586
Tổng số truy cập: 8,281,270
|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Trong số các dân tộc thiểu số ở Bắc Giang, dân tộc Nùng có dân số đông nhất với 95.806 người tập trung chủ yếu ở các huyện Lục Ngạn, Yên Thế, Lục Nam, Lạng Giang, Sơn Động và một số huyện trong tỉnh. Ngôn ngữ dân tộc Nùng thuộc ngữ Tày – Thái.

Tộc danh Nùng bắt nguồn từ tên của dòng họ Nùng – là một trong 4 dòng họ có thế lực dưới thời Đường ở Quảng Tây (Trung Quốc). Từ thời kỳ Văn Lang –Âu Lạc, bộ phận dân tộc Nùng cổ đại đã sớm hòa hợp cùng với các dân tộc khác. Đến nay, dân tộc Nùng ở nước ta phân bổ chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang. Trong quá trình ở Việt Nam có hiện tượng nhiều người Nùng đã Tày Hóa.

Bên cạnh nông nghiệp lúa nước, các loại rau màu làm nguồn sống chính của đồng bào Nùng. Hiện nay ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển cây ăn quả như vải thiều, cam, táo, ổi…cho năng suất và thu nhập cao góp phần cải thiện đời sống.

Câu lạc bộ hát Soong hao thôn Quán Cà, xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn.

Người Nùng thờ ông bà tổ tiên ở gian giữa, bàn trên là thờ Bồ Tát. Y phục truyền thống của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô tự dệt, nhuộm chàm, tự may và hầu như không có thêu thùa trang trí. Nam giới mặc áo cổ đứng, xẻ ngực, có hàng cúc vải. Phụ nữ mặc áo năm thân, cài cúc bên nách phải, thường chỉ dài quá hông. Một số xã nam giới mặc màu đen, chàm, nữ mặc áo ngắn màu xanh.

Nhà ở của đồng bào Nùng ở Bắc Giang trước đây đa số là nhà trình tường, mái lợp ngói âm dương. Từ năm 1980 đến nay do điều kiện kinh tế phát triển bà con nhân dân xây nhà bằng gạch, bê tông lợp ngói. Một số nơi vẫn còn nhà đất hay gọi là nhà trệt, tường trình và lưu giữ được nhiều nét truyền thống trong phân bố mặt bằng sinh hoạt cũng như kỹ thuật xây dựng.

Hiện nay bà con dân tộc Nùng ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, Lạng Giang vẫn duy trì và phát triển điệu hát Soong hao, thành lập nhiều Câu lạc bộ hát Soong hao ở các xã của huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, Lạng Giang. Hát Soong hao vào dịp Tết cổ truyền, dằm tháng bảy, đây là hình thức hát giao duyên đối đáp, kể chuyện giao lưu, chúc tụng, đậm chất trữ tình, giàu lòng nhân ái. Hát Soong hao có nhiều loại như hát giao duyên ở các phiên chợ, ngày hội, hát trong nhà và hát khi có đám cưới. Món ăn truyền thống là bánh chưng, bành dày, bánh gio, bánh vắt vai, xôi ba màu…vào các dịp Tết Nguyên đán, mùng ba tháng ba, dằm tháng bảy, các ngày lễ … Đồng bào Nùng thường ở thành từng xóm, đôi khi xen cư với đồng bào dân tộc Tày, Kinh. Những người anh em họ hàng gần thường sống quây quần bên nhau.

Những người anh em họ hàng gần dân tộc Nùng thường sống quây quần bên nhau.

Diệu Hoa - Thu Trang