Truy cập nội dung luôn
Chủ nhật, 19 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

<a href="https://www.bacgiang.gov.vn/web/uy-ban-mat-tran-to-quoc-tinh-bac-giang/thu-vien">Thư viện ảnh</a> Thư viện ảnh

Bản tin truyền thanh Bản tin truyền thanh

Bản tin truyền hình Bản tin truyền hình

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 23,593
Tổng số trong ngày: 6,746
Tổng số trong tuần: 6,745
Tổng số trong tháng: 206,503
Tổng số trong năm: 1,386,969
Tổng số truy cập: 8,280,653
|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Dân tộc Dao có nhiều tên gọi như Dao, Trại, Mán… Tuy nhiên, người Dao tự gọi mình là Dìu miền hay Kiềm mền. Kiềm mền có nghĩa là người ở rừng núi còn Dìu miền là người Dao. Tên gọi Dìu miền đã từng gắn liền với lịch sử hình thành của dân tộc Dao, được người Dao thừa nhận và đến nay nó đã trở thành tên gọi chính thức của tộc người này.
Câu lạc bộ thêu người Dao xã Vân Sơn, huyện Sơn Động.

Người Dao có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao.

Người Dao ở Việt Nam vốn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc), di cư đến qua nhiều thế kỷ khác nhau. Do nhiều biến cố lịch sử như sự đàn áp bóc lột dã man của chế độ phong kiến, chiến tranh, hay tình trạng đói kém mất mùa nhiều năm mà một bộ phận người Dao đã phải di cư vào Lạng Sơn và Quảng Ninh (Việt Nam) rồi từ đây lại sang các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế của tỉnh Bắc Giang qua nhiều thời kỳ, bằng nhiều con đường, với nhiều nhóm địa phương khác nhau để sinh cơ lập nghiệp.

Dân tộc Dao ở Bắc Giang chủ yếu thuộc các nhóm Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán và Dao Lô Gang. Trong số các nhóm Dao hiện đang có mặt tại tỉnh Bắc Giang thì Dao Thanh Y đến cư trú khoảng thế kỷ XVII, còn Dao Lô Gang đến muộn hơn, có thể từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Hiện nay, họ sống tập trung thành làng riêng hoặc xen kẽ với một số dân tộc anh em như Tày, Nùng, Sán Chay...

Nghi lễ cầu mùa của bà con người Dao.

Theo số liệu thống kê năm 2019, người Dao ở Bắc Giang có 12.379 người trong đó huyện Sơn Động có 4780 người, Lục Nam 3714 người, Lục Ngạn 1989 người, Yên Thế 862 người và tập trung ở một số huyện khác.

Khi mới đến Bắc Giang, người Dao sống du canh du cư và đốt rừng làm nương rẫy. Hái lượm lâm thổ sản, săn bắt là nguồn sống chủ yếu. Sau này khi đã định canh định cư, người Dao ở Bắc Giang làm nương rẫy, trồng rừng phát triển sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ. Người Dao ăn Tết vào tháng Giêng, cúng tổ tiên vào tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Chạp. Tùy vào từng nhóm Dao lại có những ngày cúng tổ tiên riêng. Ngoài ra, còn có các nghi lễ vòng đời như lễ cấp sắc, lễ cầu mùa, cưới xin, tang ma, cầu sức khỏe, cúng ma…

Người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thủy, các nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Ðạo giáo. Bàn vương được coi là thuỷ tổ của người Dao nên được cúng chung với tổ tiên từng gia đình. Theo truyền thống tất cả đàn ông đã đến tuổi trưởng thành đều phải qua lễ cấp sắc, một nghi lễ vừa mang tính chất của Ðạo giáo, vừa mang những vết của lễ thành đinh xa xưa. Hiện nay người Dao ở huyện Sơn Động, Lục Ngạn vẫn giữ được nghi lễ Cầu mùa, cấp sắc…

Trang phục phụ nữ dân tộc Dao ở Bắc Giang tùy theo từng nhóm mà có sự khác biệt đôi chút về kiểu thức hoa văn. Trang phục người Dao được thêu nhiều chi tiết hoa văn tỉ mỉ. Áo nam người Dao có màu chàm đậm được cắt may đơn giản gồm bốn mảnh vải ghép lại. Quần nam đơn giản, không có họa tiết gì. Để giữ gìn nét đẹp trang phục của trang phục truyền thống, ngày nay những người phụ nữ Dao ở Bắc Giang vẫn truyền dạy cho các con học may, học thêu truyền thống góp phần gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Một số Câu lạc bộ thêu được phát triển, duy trì ở thị trấn Tây Yên Tử, xã Vân Sơn, huyện Sơn Động, xã Phong Minh, huyện Lục Ngạn…

Giống như các dân tộc khác ở vùng trung du, nhà ở của người Dao ở Bắc Giang là nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất, được làm bằng tre, nứa, lá.

Diệu Hoa - Thu Trang