Thứ sáu, Ngày 29 Tháng 03 Năm 2024|

Kỹ thuật phòng trừ bệnh vàng lá Greening trên cây ăn quả có múi

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Bệnh vàng lá Greening do vi khuẩn Liberobacter asiaticum sống trong mạch dẫn libe của cây, do rầy chổng cánh (Diaphorina citri) làm vector lan truyền bệnh. Bệnh còn lây lan qua mắt ghép, vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắt nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng, làm thiệt hại đến sự sinh trưởng, phát triển của cây, ảnh hưởng năng suất, phẩm chất trái.

(ảnh minh họa)

Để phòng trừ bệnh Greening trên cây có múi (Bưởi, cam, chanh, quýt…) phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp đồng bộ và có tính rộng rãi trong vùng mới đem lại hiệu quả cao.

1. Loại bỏ nguồn bệnh ra khỏi vườn

Để tránh sự lây nhiễm từ cây bệnh sang cây mạnh khỏe khác trong vườn cần phải loại bỏ ngay nguồn bệnh ra khỏi vườn khi mới phát hiện. Những cây bệnh nặng phải đốn bỏ cả cây. Cây bệnh nặng là những cây có lá trên các nhánh mà thịt lá màu vàng nhưng gân lá vẫn còn xanh, kích thước lá nhỏ, chóp lá nhọn, mọc dựng đứng và xúm xít trên đọt. Cành bắt đầu chết khô từ ngoài đọt vào. Đối với cây có triệu chứng bệnh chỉ mới xuất hiện trên một vài nhánh thì chỉ cần cắt bỏ ngay những nhánh đó. Cắt sớm kịp thời những nhánh bệnh có thể loại mầm bệnh ra khỏi cây. Nhánh mới, mọc lên từ chỗ cắt, vẫn mạnh khỏe bình thường. Nhưng thường người dân không cắt bỏ ngay mà chờ thu trái trên cành nhánh đó. Việc làm này không tốt, vì cắt bỏ chậm cành bệnh sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào thân chính và di chuyển đến những cành nhánh khác của cây làm hư cả cây, đồng thời tạo điều kiện cho rầy chổng cánh chích hút mầm bệnh truyền qua cây khỏe mạnh khác trong vườn. Do đó, nhà vườn phải đi thăm vườn thường xuyên, quan sát kỹ từng cành một, ít nhất mỗi tuần một lần. Cắt bỏ tất cả các cành bị bệnh nặng đem đốt, lưu ý các dụng cụ chăm sóc khi đem dùng cho cây khác phải được khử trùng bằng cồn cao độ.

2. Trồng cây sạch bệnh Liberobacter asiaticum 

Vi khuẩn gây bệnh Liberobacter asiaticum  sống trong mạch dẫn nhựa của cây, nên việc nhân giống bằng cách tháp, chiết, giâm cành (nhân giống vô tính) từ vật liệu lấy ở cây bệnh sẽ cho ra nhiều cây con có bệnh. Phần lớn nông dân trồng cây có múi mua cây giống từ những tư nhân bán cây giống. Mua giống trôi nỗi, không biết nguồn gốc, bấp bênh về năng suất và phẩm chất trái sau này, đặc biệt là không biết rõ được cây con có mang mầm bệnh Liberobacter asiaticum  hay không. Đây là con đường phát tán nhanh chóng và rộng khắp bệnh. Do đó, nông dân trồng mới hoặc trồng dặm cây có múi phải trồng cây sạch bệnh Liberobacter asiaticum  do tự mình sản xuất hoặc mua ở những cơ sở có điều kiện sản xuất cây giống sạch bệnh. Nếu mua cây giống mà không biết rõ nguồn gốc, phải dùng kit thử Iod Liberobacter asiaticum : KIT VLG-SOFRI để loại bỏ những cây bị nhiễm bệnh Liberobacter asiaticum .

3. Phòng trừ môi giới truyền bệnh (Rầy chổng cánh):

- Tiến hành phòng trừ rầy bằng thuốc hóa học, ngăn chặn khả năng truyền bệnh của rầy. Sử dụng một số loại thuốc như Trebon 0,15-0,2%, Sherpa 0,1-0,2%, Sherzol 0,1-0,2%, Bassa, confidor… phun 500-600 lít nước thuốc đã pha/ha. Phun định kỳ bảo vệ các đợt cây ra lá non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu mùa mưa, vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng.

- Trồng cây chắn gió để hạn chế mầm bệnh lây lan qua rầy chổng cánh, trồng xen ổi trong vườn cây có múi để xua đuổi Rầy chổng cánh. Nuôi thả kiến vàng Oecophylla smaragdina trên vườn, hạn chế mật số rầy chổng cánh.

4. Bón phân cân đối tăng sức đề kháng và chống chịu sâu bệnh của cây:

Sau khi thu hoạch bón phân vi lượng kết hợp phun phân bón lá giúp cây phát triển ngọn, thân cành khỏe, giúp cây chống chịu sâu bệnh.

Mạnh Hùng

 

 

 

Video Video

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 7,963
Tổng số trong ngày: 731
Tổng số trong tuần: 36,809
Tổng số trong tháng: 269,126
Tổng số trong năm: 854,823
Tổng số truy cập: 7,748,507