Thứ sáu, Ngày 19 Tháng 04 Năm 2024|

DẠY HỌC TRỰC TUYẾN- GÓC NHÌN GIÁO DỤC

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Covid-19 trong gần 3 tháng qua đã khiến thầy trò cả nước rơi vào tình trạng chưa từng có trong tiền lệ.

“Cái khó ló cái khôn”, trước thực trạng đó các nhà trường đã tìm nhiều giải pháp để thực hiện phương châm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT: “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”. Từ đó việc dạy, học online trở thành “giải pháp tình thế” đối với các nhà trường trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, học sinh chưa thể đi học trở lại. Hiểu được những khó khăn mà ngành giáo dục gặp phải, sau một chút lúng túng ban đầu, thầy trò đã nhanh chóng bắt nhịp với bài giảng online.

Hiện nay các nhà trường nói chung (tại huyện Việt Yên nói riêng) đã vấp phải không ít khó khăn khi triển khai dạy học trực tuyến: Trình độ công nghệ thông tin (CNTT) của các giáo viên không đồng đều, một số còn hạn chế; sự nhận thức và trình độ CNTT của cha mẹ học sinh và các em học sinh cũng hạn chế; cơ sở hạ tầng về các thiết bị để dạy học trực tuyến đối với các nhà trường và gia đình còn khó khăn. Theo khảo sát của các trường TH, THCS, toàn huyện Việt Yên còn trên 30% gia đình hóc sinh không có thiết bị để học tập trực tuyến; trong số 70% gia đình có thiết bị chủ yếu là điện thoại thông minh để con học trực tuyến thì cơ bản chỉ được sử dụng vào buổi tối vì ban ngày phụ huynh mang theo đi làm. Vậy việc dạy học chủ yếu tập trung vào buổi tối thì mạng yếu, quá tải cho GV, kín lịch, chồng chéo thời khóa biểu; rồi cả sự lo lắng không yên tâm của phụ huynh về việc không quản lý được con em khi sử dụng điện thoại thông minh với mục đích khác....

Tuy nhiên dưới góc nhìn xã hội và đổi mới giáo dục, chúng ta thấy rõ ràng dịch bệnh sảy ra là điều không ai mong muốn, nhưng nếu nhìn theo chiều hướng tích cực nó mở ra cho chúng ta những cơ hội để học và tiếp cận những cái mới mẻ: Tiếp cận CNTT, chuyển đổi bài giảng số, tương tác ảo... là những điều mà giảng dạy truyền thống chưa mang lại được. Vậy nên các nhà giáo phải nhìn vào những điều tích cực này để thích nghi, giảm thời gian, chi phí...., những gì chưa được học trên lớp học trực tuyến, học sinh sẽ học trên nhiều kênh, nhiều hình thức khác nhau.

(Ảnh baobacgiang.com.vn)

Thông qua kỳ học trực tuyến Covid, chúng ta thấy học sinh, phụ huynh, giáo viên được nâng lên trình độ CNTT; quản lý thời gian, quản lý cảm xúc; biết cách vượt qua áp lực; biết trân quý những giá trị, biết yêu thương gia đình, thầy cô, bạn bè hơn...

Những kỹ năng ấy có được trong hai tháng qua mà nếu bình thường phải vài năm mới có. Hơn nữa kết hợp với việc chỉ đạo giảm tải nội dung dạy học của BGD, cho nên các thầy cô, cha mẹ và xã hội hãy giảm tải yêu cầu, giảm tải kỳ vọng, giảm tải thuyết trình, tăng tương tác với trò; bài tập trước đây yêu cầu 10 phần, nay chỉ cần đạt 6-7 phần là lý tưởng rồi.

Đặc biệt ở giai đoạn này, học sinh sau những ngày đầu khám phá, hào hứng với CNTT, nay bắt đầu mệt mỏi, uể oải; phụ huynh thì thấy phiền phức vì con mượn điện thoại để học onlie. Hơn ai hết và hơn lúc nào hết các thầy cô giáo và các bậc cha mẹ học sinh chú ý: Những bước chuệch choạc hôm nay, có thể sẽ là những bước trượt dài cho ngày mai và hơn thế nữa. Do vậy ngay hôm nay chúng ta phải linh hoạt, dự báo xu hướng, nhanh nhậy và có các giải pháp phù hợp trong việc quản lý dạy học online; phải phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với gia đình; phải làm cho học sinh tin yêu thầy cô, hứng thú học tập.

Ngoài mặt trái, dịch bệnh Covid cũng đã mở ra cơ hội chưa từng có cho việc áp dụng CNTT của thời đại 4.0 vào mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có giáo dục. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, chúng ta sẽ có định hướng, góc nhìn đúng, sâu hơn về việc dạy học trực tuyến; cùng chia sẻ và đồng hành với ngành giáo dục trước những thử thách mới.

Nguyễn Thanh Thiết  - Hiệu trưởng, trường THCS Việt Tiến

 

 

Video Video

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 9,676
Tổng số trong ngày: 8,124
Tổng số trong tuần: 56,651
Tổng số trong tháng: 179,947
Tổng số trong năm: 1,055,788
Tổng số truy cập: 7,949,472