Thứ sáu, Ngày 29 Tháng 03 Năm 2024|

Công tác tuyên giáo- Nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Yên

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

Sau hơn 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong điều kiện xuất phát điểm thấp, ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn, tháng 11 năm 2018 huyện Việt Yên được Thủ tướng chính phủ công nhận huyện về đích nông thôn mới. Thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt 36 triệu đồng/người/năm (Cao hơn gần 6 triệu đồng so với bình quân của cả nước), bộ mặt nông thôn được đổi mới, cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội được cải thiện và nâng cấp rõ rệt, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tiếp tục được củng cố.

Điều đáng nói là nhận thức của người dân đã thay đổi đáng kể, từ chỗ trông chờ, ỷ lại, đến nay người dân trong huyện đều hiểu chính họ là chủ thể xây dựng nông thôn mới, từ đó tự nguyện góp công, góp sức, hiến đất, hiến kế, chỉnh trang nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa để xây dựng nông thôn mới... Đạt được kết quả này là có sự góp phần quan trọng của một quá trình phổ biến, tuyên truyền của các cấp uỷ đảng, hệ thống chính trị - xã hội nhằm làm cho người dân hiểu, dân tin, hưởng ứng tham gia với tinh thần tự giác, tự nguyện, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của toàn ngành tuyên giáo huyện Việt Yên.

Các đồng chí lãnh đạo huyện chủ trì Hội thảo thực trạng và giải pháp xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường

trên địa bàn huyện tháng 7/2017

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Ban Tuyên giáo từ huyện đến cơ sở đã tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy xây dựng kế hoạch, tổ chức các hội nghị cán bộ chủ chốt để quán triệt nội dung các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, huyện; đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền xây dựng nông thôn mới cụ thể đến từng tháng, quý, năm. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như: tổ chức Hội nghị báo cáo viên phổ biến những kiến thức xây dựng nông thôn mới; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, truyên truyền viên từ huyện đến cơ sở; tổ chức tọa đàm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới. Làm tốt công tác truyên truyền miệng thông qua các hội nghị, các buổi họp của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tuyên truyền thông qua hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở, qua các hoạt động văn hoá văn nghệ, hội diễn, cuộc thi tìm hiểu xây dựng nông thôn mới... Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan khối tuyên truyền, cổng thông tin điện tử huyện, Bản tin nội bộ huyện tập trung đăng tin, bài, phóng sự phản ánh phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới, các mô hình, điển hình tiêu biểu, lựa chọn những gương điển hình để biểu dương, nhân rộng; chỉ đạo các cơ quan tổ chức tuyên truyền bằng trực quan sinh động... Trong các cuộc điều tra dư luận xã hội đều có khảo sát về nội dung xây dựng nông thôn mới để góp phần làm rõ hơn nhận thức, tư tưởng, nguyện vọng của người dân trong quá trình tổ chức thực hiện; kịp thời tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, điều hành có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Chính nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng lên, từ chỗ hiểu “xây dựng nông thôn mới là một dự án của nhà nước” đến nhận thức “xây dựng nông thôn mới bằng nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực trong dân là chủ yếu”, xóa bỏ tư duy trông chờ, ỷ lại. Vì vậy, trong hơn 8 năm triển khai thực hiện, tổng nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp đóng góp là 333,830 tỷ đồng, vốn đóng góp của cộng đồng dân cư là 212,354 tỷ đồng và hàng ngàn ngày công, hàng ngàn mét vuông đất, nhiều cây cối, hoa màu, vật tư, kiến trúc… để xây dựng thành công nông thôn mới.

Để tiếp tục góp phần duy trì và nâng cao các tiêu chí, xây dựng Việt Yên thành huyện huyện nông thôn mới kiểu mẫu; ngành tuyên giáo từ huyện đến cơ sở cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp tuyên truyền sau:

Một là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công cuộc xây dựng nông thôn mới. Tham mưu giúp cấp ủy định hướng nội dung, phương thức tuyên truyền để duy trì và nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Hai là: Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên từ huyện đến cơ sở trong tuyên truyền để duy trì và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, chú trọng công tác tuyên truyền miệng và vai trò của những người có uy tín để “đả thông tư tưởng” cho người dân, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, kịp thời giải đáp những thắc mắc để từ đó họ tự nguyện tham gia thực hiện việc duy trì và nâng cao các tiêu chí trên địa bàn.

Ba là: Phối hợp cụ thể với Cổng thông tin điện tử huyện, Phòng Văn hóa-Thông tin, Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao hướng dẫn, chỉ đạo hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở nâng cao chất lượng chuyên mục, tin bài, panô, áp phích nhằm phát huy hiệu quả tích cực trong công tác tuyên truyền; kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình, những cách làm hay, sáng tạo trong duy trì và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tạo sức lan tỏa sâu sắc và rộng khắp tới mọi tầng lớp nhân dân.

Bốn là: Chú trọng công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận nhân dân trong việc duy trì và nâng cao các tiêu chí nhằm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền điều chỉnh các biện pháp, bước đi, lộ trình cho phù hợp với thực tiễn và khả năng đóng góp của người dân. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, cần gắn nội dung tuyên truyền việc duy trì và nâng cao các tiêu chí với các phong trào thi đua yêu nước và nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị.

ĐỖ TRỌNG-BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY

 

 

 

Video Video

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 6,272
Tổng số trong ngày: 4,120
Tổng số trong tuần: 40,198
Tổng số trong tháng: 272,515
Tổng số trong năm: 858,212
Tổng số truy cập: 7,751,896