Thứ sáu, Ngày 19 Tháng 04 Năm 2024|

Biện pháp phòng trừ một số sâu bệnh hại chính đối với hoa LyLy

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+

1. Rệp hại ( plant louse)

a, Triệu chứng: rệp chỉ sống trên những lá non và chúng thích cư trú ở mặt dưới lá. Rệp thường gây hại những lá non, chồi non ở phía trên, làm cho các lá này bị quăn lại, nặng nó có thể làm biến dạng hoa sau này.

b, Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 ml/bình 10lít, hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 – 15 ml/bình 10 lít, Actara 25WG liều lượng 25-30g/ha...

2. Bệnh hại

2.1. Bệnh virus

a, Triệu chứng: màu xanh của lá dần dần nhạt đi, các lá này bắt đầu xoăn lại. Những triệu chứng trên lá cây biểu hiện rõ nhất xung quanh thời kỳ cây ra hoa. Trong nhiều trường hợp không nhìn rõ triệu chứng trên lá mà chỉ được biểu hiện rõ ràng trên hoa, , mầu sắc hoa bị xuống cấp nghiêm trọng.

b, Nguyên nhân: do virus gây ra và rệp, chích hút là đối tượng lan truyền bệnh virus từ cây này sang cây khác.

c, Phòng trừ:

- Chọn củ giống sạch bệnh để trồng ( cơ bản bệnh virus đã được các nhà sản xuất giống Hà Lan kiểm soát tuy nhiên vẫn có tỷ lệ rất nhỏ cây bị nhiễm)

- Làm cỏ,vệ sinh môi trường nhà trồng sạch sẽ.

- Phòng trừ các đối tượng truyền nhiễm.

- Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nhổ bỏ ngay những cây bị nhiễm virus.

2.2. Bệnh thối thân

a, Triệu chứng: cây bị bệnh hoa bị thối rữa, cây sinh trưởng chậm lại và lá bị héo đột ngột. Thân bị nhiễm bệnh thì bị thối mềm và có màu xanh tối đến nâu tối lan rộng lên  phía trên ngọn. Những cây bị nhiễm lá trở nên vàng ở phần gốc. Bệnh thường gây hại phần thân trên mặt đất làm cho cây bị đổ gãy.

b, Nguyên nhân: bệnh này thường là do Phytophthora nicotianae, nhưng nó cũng có thể là do Phytophthora cryptogea gây ra, nấm này có thể tồn tại trên đất ẩm qua nhiều năm. Đất, môi trường không khí quá ẩm và nhiệt độ cao (trên 200C) là môi trường thích hợp cho nấm này phát triển gây hại.

c, Phòng trừ:

- Khử trùng đất trước khi trồng: dùng Alietle 800WG, Ridomil Gold  68WP

- Đảm bảo đất thoát nước tốt

- Duy trì nhiệt độ thấp nhất có thể trong những giai đoạn nóng của mùa vụ trồng.

- Nhổ bỏ những cây bị bệnh nặng.

- Luân canh với cây trồng khác ( tốt nhất nên luân canh với lúa nước)

- Sử dụng thuốc Alietle 800WG, Ridomil Gold  68WP để phun phòng trừ bệnh

2.3. Bệnh héo rễ

a, Triệu chứng: cây sinh trưởng chậm, đầu tiên là các lá ở dưới gốc chuyến sang màu vàng sau đó lan dần lên các lá ở phía trên. Kiểm tra bộ rễ thấy các rỗ bị khô héo từng đoạn một, trường hợp nặng bộ rễ bị héo hỏng hoàn toàn cây hoa lily mất hoàn toàn khả năng sinh trưởng.

b, Nguyên nhân: loại bệnh này gây ra bởi một trong những nấm Pythium, phổ biến nhất là Pythium ultimum. Nấm này phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 20-300C và độ ẩm cao. Đất nặng, độ ẩm đất cao và nồng độ muối trong đất quá cao là điều kiện thuận lợi cho nấm Pythium phát triển.

c, Phòng trừ:

-Xử lý đất trước khi trồng

- Dùng đất có kết cấu tơi xốp, đất có nồng độ muối thấp (EC≤ 1mS/cm) để trồng lily

- Duy trì nhiệt độ đất thấp trong suốt thời vụ trồng lily

- Sử dụng thuốc Alietle 800WG để phòng trừ nấm Pythium.

2.4.Bệnh đốm lá, đốm nụ

a, Triệu chứng: xuất hiện những chấm nhỏ mầu nâu tối có đường kính 1-2mm trên bộ lá, trong điều  kiện ẩm ướt chúng có thể phát triển nhanh chóng và lan rộng, vết bệnh có hình tròn hoặc hình trứng. Bệnh xuất hiện trên nụ hoa làm cho nụ bị đốm, thối hoàn toàn hoặc biến dạng.

b, Nguyên nhân: chủ yếu là do nấm Botrytis elliptica gây ra, trong điều kiện ẩm ướt Botrytis elliptica phát sinh bào tử, nó nhanh chóng được lan truyền nhờ gió và nước đến các cây xung quanh. Các bào tử này không thể nảy mầm được trên cây khô.

c, Phòng trừ:

- Luôn giữ cho cây hoa lily khô ráo bằng cách:

- Trồng hoa lily với mật độ thưa hơn vào những thời vụ độ ẩm cao

- Diệt trừ cỏ dại

- Tưới nước vào buổi sáng và tưới trực tiếp vào gốc cây tránh làm ướt thân lá.

- Nhổ bỏ cây bị bệnh

- Phun phòng trừ nấm Botrytis elliptica bằng thuốc diệt nấm như Benomyl, Rovral

2.5. Bệnh cháy lá ( Leaf Scorch)

a, Triệu chứng: bệnh cháy lá xuất hiện vào thời điểm trước khi nụ hoa xuất hiện. Đầu tiên tất cả các lá non bị xoắn nhẹ hướng vào trong và sau đó một và ngày sẽ xuất hiện những vết đốm có màu xanh vàng đến trắng trên là bị cháy. Nếu lá bị cháy nhẹ cây sẽ tiếp tục phát triển bình thường. Nhưng nếu cây bị cháy lá nặng những vết đốm trắng có thể chuyển thành nâu trên bề mặt và lá sẽ bị uốn cong ở những nơi vết bệnh xuất hiện. Trong trường hợp rất xấu tất cả lá nhạy cảm trên ngọn sẽ bị mất.

b, Nguyên nhân: cháy lá xuất hiện khi quá trình hút và thoát hơi nước bị rối loạn. Nguyên nhân là sự thiếu canxi trong những tế bào của những lá non nhất, làm các tế bào bị phá huỷ và chết. Độ ẩm tương đối trong nhà lưới thay đổi đột ngột cũng có thể căn bản ảnh hưởng tới quá trình. Ngoài ra còn có nguyên nhân từ sự phát triển kém của bộ rễ (mức muối cao trong đất và cây phát triển quá nhanh so với kích thước của bộ rễ). Nhất là sự nhạy cảm của giống với mùa vụ trồng và kích thước củ. Củ to thì nhạy cảm hơn so với củ nhỏ.

c, Phòng trừ

Trồng củ trên đất hoặc giá thể đảm bảo các yêu cầu EC< 1ms, pH từ 5,5-65 (đối với lily thơm) từ 6,0-7,0 (đối với lily không thơm), tốt nhất nên trồng trên đất đã được cấy lúa vụ trước.

Phòng trừ tốt những bệnh và dịch hại ảnh hưởng đến rễ.

Giữ ẩm đất trước khi trồng.

Không nên trồng vào những mùa vụ nhạy cảm.

Không nên sử dụng củ to, cũng như có sự xử lý thận trọng hơn.

Trồng củ ra rễ trong kho mát trước khi trồng ra ngoài đồng ruộng.

Trồng củ sâu 6-10cm.

Ngăn chặn sự thay đổi lớn của nhiệt độ và độ ẩm không khí trong nhà lưới trong suốt giai đoạn để không làm thay đổi sự nhạy cảm. Cố gắng giữ độ ẩm tương đối ở 75%.

Phải ngăn cản sự phát triển nhanh, với giống Oriental hybirds cần giữ nhiệt độ xung quanh 150C trong 6 tuần đầu. Để có được điều kiện đó nên trồng trong sọt ở trong kho.

Tưới nước hợp lý để giữ sự thoát hơi nước cân bằng và ngăn chặn sự thoát hơi nước quá giới hạn bằng che lưới đen, tưới nước nhẹ một vài lần trong ngày sẽ ngăn chặn được sự cháy lá.                 

2.6. Bệnh teo, rụng nụ

a, Triệu chứng: nụ có màu xanh nhạt, dần dần chuyển màu vàng, lúc này tại cuống nụ xuất hiện tầng rời và làm rụng nụ hoa.

b, Nguyên nhân: do thiếu nước, vi lượng (Bo) và thiếu ánh sáng (là nguyên nhân chính)

c, Phòng trừ: chiếu sáng  đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng, nước tưới, cải tạo đất...

2.7. Bệnh thiếu sắt (Fe)

a, Triệu chứng: phần giữa gân lá chuyển vàng, xuất hiện tập trung ở phần đỉnh ngọn. Cây bị thiếu Fe nặng có thể dẫn đến đỉnh ngọn chuyển màu trắng.

b, Phòng trừ:

- Chọn đất có pH: 5.5-6.5 để trồng các giống lily thơm.

Dùng Fe-EDTA (9% Fe) hoặc Fe – EDDHA (6% Fe) phun lên lá.

- Sử dụng các loại phân bón lá giàu Fe để phun.

2.8. Bệnh lá bao hoa

a, Triệu chứng: biểu hiện là cánh hoa không phát triển bình thường mà phát triển dị dạng, biến đổi thành dạng lá uốn cong, màu xanh bao bên ngoài nụ hoa, làm giảm chất lượng hoa.

b, Nguyên nhân: do sự biến đổi nhiệt độ và độ ẩm quá lớn cộng với sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đã dẫn đến sự biến đổi của lá bao hoa.

c, Phòng trừ: tránh để nhiệt độ và ẩm độ trong nhà trồng biến đổi đột ngột; cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây; tránh để cho cây sinh trưởng quá nhanh (bằng cách giảm nhiệt độ đất giai đoạn đầu sau trồng).    

TRẠM KHUYẾN NÔNG VIỆT YÊN

 

 

 

Video Video

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,245
Tổng số trong ngày: 8,378
Tổng số trong tuần: 56,905
Tổng số trong tháng: 180,201
Tổng số trong năm: 1,056,042
Tổng số truy cập: 7,949,726