Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2024-2030”

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Sáng ngày 7/9, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2024-2030”.

Chủ trì hội nghị: Ông Trần Công Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phản biện, cùng dự có các thành viên Hội đồng phản biện; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Giao thông vận tải.

Ông Trần Công Thắng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phản biện chủ trì hội nghị

Thực hiện tốt công tác bảo trì đường bộ sẽ duy trì được tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác, bảo đảm điều kiện xe chạy êm thuận cũng như an toàn giao thông, kéo dải tuổi thọ khai thác của công trình đường bộ. Việc bảo trì công trình đường bộ không kịp thời dẫn đến mặt đường xuống cấp, tốc độ thông hành của các phương tiện giảm, tốn thêm chi phí nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường, đồng thời làm cho kết cấu mặt đường sẽ bị hư hỏng nhanh hơn.

Dự thảo Đề án được chuẩn bị công phu, chi tiết, đã đề cập tới cơ sở thực tiễn để xác định sự cần thiết xây dựng, ban hành Đề án. Tuy nhiên, một số đại biểu chỉ ra những hạn chế như: Nội dung cơ sở thực tiễn mới đề cập tới vai trò, tầm quan trọng công tác quản lý bảo trì đường bộ theo quy định của pháp luật chuyên ngành; các chương trình, kế hoạch kèm theo các chỉ đạo của cấp có thẩm quyền trong việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh mới đề cập tới một phần sự hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu đường bộ ở cấp huyện, xã; chưa thể hiện rõ số km đường bộ xuống cấp cần bảo trì trên tổng số km đường tỉnh, đường huyện, đường xã là bao nhiêu; số cầu, cống hư hỏng, xuống cấp cần sửa chữa là bao nhiêu; số điểm cần hoàn thiện biển báo giao thông, lắp đèn tín hiệu giao thông hay nguồn kinh phí cho quản lý, bảo trì đã bảo đảm được bao nhiêu %. Đối với công tác quản lý thì hạn chế về nhân lực, vật lực như thế nào…?

Tham gia vào dự thảo, Ông Ngô Chí Vinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Bắc Giang, thành viên Hội đồng phản biện đề nghị đề nghị đơn vị soạn thảo ngoài việc cụ thể hóa những nội dung về Bảo trì đường bộ cần bổ sung thêm nội dung và giải pháp liên quan đến Quản lý, vận hành các công trình đường bộ như được nêu tại Điều 10 Quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ và Chương III Thông tư 37/2018/TT-BGTVT về Quản lý, khai thác công trình đường bộ; Chương IV Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT về vận hành, sử dụng, bảo trì công trình đường bộ; nhằm bảo đảm cho việc khai thác công trình đúng công suất, công năng, bảo đảm an toàn, duy trì tuổi thọ công trình, thiết bị công trình theo thiết kế.

Ông Ngô Chí Vinh,  thành viên Hội đồng phản biện phát biểu ý kiến tại hội nghị

 

Theo Bà Nguyễn Thùy Linh, Phó Giám đốc Sở Tài chính, thành viên Hội đồng phản biện còn băn khoăn, theo dự thảo Đề án, công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông còn gặp rất nhiều khó khăn do nguồn kinh phí hạn chế. Trong khi nhiều tuyến đường chưa được đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn nhưng có lưu lượng giao thông đã vượt quá năng lực lưu thông thiết kế của đường bộ, đồng thời việc kiểm soát tải trọng xe cũng như sự mất cân bằng giữa các phương thức vận tải, tập trung quá lớn vào vận tải đường bộ đã gây ra những hư hỏng trên hệ thống đường bộ. Với nguồn kinh phí chi thường xuyên cho cho công tác bảo trì thấp hơn so với định mức và nhu cầu (hiện đạt khoảng 30-40%, trong những năm tới khả năng mỗi năm đảm bảo tăng khoảng 10-15%), do đó ngoài nguồn ngân sách địa phương, Sở Giao thông vận tải báo cáo Bộ GTVT số km đường địa phương tăng thêm để đề xuất bố trí bổ sung thêm nguồn ngân sách trung ương cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương (nguồn 35%). Mặt khác cần rà soát thật kỹ những đầu điểm phải duy tu, bảo trì trên mỗi đoạn tuyến, đặc biệt là các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cần phải xử lý ngay. Đối với những việc cần thiết đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến phải ưu tiên làm trước, không để sụt lún, ổ gà, đọng nước... đảm bảo những quy định cần thiết nhất về công tác duy tu, bảo trì.

            Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tiếp thu những ý kiến của các thành viên Hội đồng phản biện, điều chỉnh, bổ sung để Đề án được áp dụng vào thực tế, khoa học, đúng quy định của pháp luật.

Thay mặt Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, Ông Trần Công Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đánh giá cao nội dung phản biện của các đại biểu dự hội nghị rất tâm huyết, trách nhiệm và đề nghị Sở Giao thông vận tải rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện nội dung dự thảo đề án phù hợp với điều kiện thực tiễn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Lan Phương- Ban DCPL MTTQ tỉnh

 

 

TRẦN CÔNG THẮNG
Ủy viên BTV Tỉnh ủy
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

 

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 18,265
Tổng số trong ngày: 2,235
Tổng số trong tuần: 4,096
Tổng số trong tháng: 66,589
Tổng số trong năm: 385,796
Tổng số truy cập: 1,684,759